Bình Thuận năm 2013 - nơi chịu sự tác động mạnh mẽ của Biến đổi khí hậu.

Đăng 25-12-2013 16:14 bởi Admin tại mục Tin khoa học (cập nhật lúc 25-12-2013 16:19)

Hinh-anh

Biến đổi khí hậu ngày càng tác động mạnh mẽ đến thời tiết và làm cho thời tiết biến động dị thường với những yếu tố mang tính chất phức tạp, khó lường ảnh hưởng xấu đến sinh hoạt đời sống và phát triển kinh tế - xã hội.

Năm 2013, thời tiết trên nhiều khu vực của cả nước nói chung và ở Bình Thuận nói riêng diễn biến rất phức tạp và khác thường so với nhiều năm, thể hiện cụ thể như sau:

Bão và Áp thấp nhiệt đới: năm 2013 là năm có nhiều Bão và Áp thấp nhiệt đới (ATNĐ) hoạt động trên Biển Đông; mùa bão năm nay bắt đầu sớm từ tháng 01 và kéo dài đến giữa tháng 11. Tính đến nay có tất cả 20 cơn bão và ATNĐ hoạt động trên Biển Đông (15 cơn bão và 5 ATNĐ) vượt giá trị lịch sử năm 1964 (16 cơn bão và ATNĐ); nhiều hơn TBNN: 7 cơn; trong đó có 9 cơn ảnh hưởng trực tiếp đến đất liền nước ta, nhiều hơn TBNN từ 3 ÷ 4 cơn. Đáng chú ý là cơn bão số 10 (WUTIP) xảy ra vào giữa tháng 10 đổ bộ vào Hà Tĩnh - Quảng Trị được đánh giá mạnh nhất kể từ năm 2006 và làm thiệt hại lớn về người và tài sản. Cơn bão số 14 (HAIYAN) đầu tháng 11 đổ bộ vào Hải Phòng - Quảng Ninh vào thời kỳ đầu tháng 11, được đánh giá là siêu bão mạnh nhất từ trước đến nay khi đang hoạt động trên khu vực biển Tây Thái Bình Dương. Cơn bão số 15 (PODUL) giữa tháng 11 khi đổ bộ vào đất liền Khánh Hòa – Ninh Thuận đã suy yếu thành ATNĐ, tuy nhiên do ảnh hưởng kết hợp với nhiễu động trong đới gió Đông trên cao gây đợt mưa, lũ lớn vượt lũ lịch sử ở các tỉnh ven biển Trung và Nam Trung Bộ, Bắc Tây Nguyên.

Ngay từ đầu năm, đã có 01 cơn bão (bão số 1 – SONAMU) hoạt động sớm (từ ngày 03 ÷ 08/01) và tan trên vùng biển phía Tây Nam khu vực nam Biển Đông. Tháng 02 cũng xuất hiện 01 ATNĐ hoạt động trên khu vực nam Biển Đông (từ ngày 21 - 23/02) và tan trên vùng biển phía tây nam khu vực nam Biển Đông.

Bão số 1 và ATNĐ hoạt động rất sớm và trái mùa là biến động hiếm thấy về quy luật hoạt động của bão ở Biển Đông, thể hiện rõ sự tác động mạnh mẽ của biến đổi khí hậu.

Năm 2013, số lượng Bão và Áp thấp nhiệt đới tương đương với giá trị lịch sử 1964

Tỉnh Bình Thuận chịu ảnh hưởng trực tiếp của cơn bão số 13 trong thời kỳ đầu tháng 11 gây mưa vừa mưa to, một số nơi có mưa rất to và ảnh hưởng gián tiếp của phía nam hoàn lưu cơn bão số 15 vào giữa tháng 11 gây mưa nhiều nơi; các cơn bão trên suy yếu nhanh khi đổ bộ vào đất liền, không gây ra gió lớn và thiệt hại gì đáng kể. Lượng mưa do Bão mang lại đã cung cấp nguồn nước quý giá cho sản xuất Nông, Lâm nghiệp và các hồ chứa.

Tình hình khô hạn - thiếu nước trong mùa khô diễn ra ở vài nơi trong tỉnh, nhất là ở các vùng cao, một số nơi thuộc khu vực phía bắc và trung tâm; mực nước trên các hồ chứa, sông suối dần cạn kiệt; tình hình xâm nhập mặn ở các vùng ven biển và cửa sông đã diễn ra tại các huyện Tuy Phong, Bắc Bình, TP. Phan Thiết, Hàm Thuận Nam, Hàm Tân và Thị xã La Gi gây ảnh hưởng xấu đến sản xuất và sinh hoạt đời sống của nhân dân.

            Gió mạnh ngoài khơi: các ngày đầu và cuối của thời kỳ giữa tháng 01, thời kỳ giữa tháng và các ngày đầu của thời kỳ cuối tháng 02, các ngày cuối tháng 11, các ngày đầu tháng  và thời kỳ nửa cuối tháng 12: ngoài khơi gió Đông Bắc mạnh cấp 6 cấp 7, giật cấp 8 cấp 9, biển động mạnh. Thời kỳ nửa cuối tháng 7, tháng 8 và nửa cuối tháng 9 ngoài khơi gió Tây Nam mạnh cấp 6, giật cấp 7 cấp 8, biển động đến động mạnh. Gió mạnh ngoài khơi đã gây khó khăn trở ngại cho hoạt động đánh bắt hải sản và giao thông trên biển.

            Tình trạng biển xâm thực gây sạt lở bờ biển do sóng cao kết hợp triều cường trong thời kỳ giữa tháng 01 đã làm thiệt hại nhiều nhà cửa, tài sản, uy hiếp trực tiếp đến tính mạng người dân, đe dọa hàng trăm ngôi nhà ven biển phải di dời ở khu vực thôn Hồ Tôm, xã Tân Phước, Thị xã La Gi.

            Tình hình lũ trong năm 2013: trên sông Phan tại trạm Cầu 37 xảy ra 1 trận lũ với đỉnh lũ đạt xấp xỉ cấp BĐIII, trên sông La Ngà tại trạm Tà Pao xảy ra 3 trận lũ với đỉnh lũ đạt cao hơn cấp BĐII, trên sông Lũy tại trạm Sông Lũy xảy ra 2 trận lũ với đỉnh lũ đạt cao hơn cấp BĐII

Các hiện tượng thời tiết thuỷ văn nguy hiểm như: Nắng nóng, mưa lớn, lũ lớn, lũ quét, ngập úng, sét đánh, lốc xoáy xảy ra trong năm đã làm thiệt hại nặng nề về nhà cửa, tài sản, các công trình và nhiều diện tích sản xuất nông nghiệp trên một số địa bàn ở các huyện Đức Linh, Tánh Linh, Thị xã La Gi, Hàm Thuận Nam, Thành phố Phan Thiết, Hàm Thuận Bắc và Bắc Bình, ảnh hưởng xấu đến dân sinh kinh tế. Theo tổng hợp của Văn phòng Ban Chỉ huy Phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Bình Thuận, tổng giá trị thiệt hại khoảng: 87 tỷ đồng.

            Đề xuất, kiến nghị: Trong mùa khô năm 2014, đề nghị các ban ngành và nhân dân chủ động có biện pháp phòng tránh khô hạn - thiếu nước cho sản xuất và sinh hoạt. Sử dụng tiết kiệm và điều tiết nguồn nước của các công trình hồ chứa hợp lý; bố trí thời vụ sản xuất phù hợp với điều kiện thời tiết.

            - Tình hình xâm nhập mặn ở vùng ven biển và cửa sông có chiều hướng gia tăng gây ảnh hưởng xấu đến sản xuất và sinh hoạt đời sống của nhân dân.

            - Chú trọng công tác phòng chống khô hạn và phòng chống cháy - nhất là cháy rừng.

            - Theo dõi chặt chẽ diễn biến thời tiết nhất là hoạt động của gió mùa Đông Bắc, đề phòng gió Đông Bắc mạnh ngoài khơi gây ảnh hưởng và thiệt hại đến hoạt động khai thác hải sản và giao thông trên biển; chú ý các thời kỳ gió mạnh kết hợp với triều cường gây sạt lở vùng ven biển.

            - Đẩy mạnh tiến độ thi công các công trình trong điều kiện thời tiết không có mưa.

            - Các khu vực vùng núi và ven biển đề phòng các hiện tượng thời tiết nguy hiểm như: dông, sét, lốc xoáy, lũ Tiểu mãn trên các sông suối nhỏ hay xảy ra vào thời kỳ cuối mùa khô (khoảng từ nửa cuối tháng 4 đến đầu tháng 5/2014) gây thiệt hại.

              Năm 2013, Bình Thuận là một trong những nơi có thời tiết biến động dị thường thể hiện rõ nét của sự tác động mạnh mẽ về biến đổi khí hậu trên toàn cầu nói chung và ở Việt Nam nói riêng. Năm 2014, không loại trừ khả năng Bình thuận sẽ tiếp tục gánh chịu hệ quả khó lường của thời tiết. Vì vậy, đề nghị các cấp các ngành và nhân dân không chủ quan và sẵn sàng ứng phó với những biến động dị thường của thời tiết và tác động của biến đổi khí hậu./.

Tác giả: Nguyễn Thanh Nam - Trung tâm KTTV Bình Thuận

 

Đã xem 3270 lần BackPrintTop
Thời tiết trong nước
Nha Trangi23-29°C TP Vinhi21-26°C
Đà Nẵngi23-26°C TP Hồ Chí Minhi23-28°C
Hà Nộii20-24°C Cần Thơi24-31°C
Thời tiết quốc tế
Ảnh Ra đa
anh rada
Ảnh vệ tinh
anh ve tinh
Mô hình DB
mo hinh du bao
Hỗ trợ trực tuyến

 lien he 01 
Phòng Thông tin và Dữ liệu. Điện thoại: 058.3829639
Mobile: 0935560234
Bài viết mới
Hình ảnh
  • khi tuong thuy vanGiao hữu cầu lông
  • khi tuong thuy van...
  • khi tuong thuy vanGiao hữu cầu lông
  • khi tuong thuy vanĐoàn tư vấn Phần Lan 5
  • khi tuong thuy vanGiao hữu cầu lông
  • khi tuong thuy van......