“Một thế giới đang gồng mình để có nước sạch”

Đăng 18-03-2021 17:08 bởi Admin tại mục Tin ngành (cập nhật lúc 18-03-2021 17:09)

Hinh-anh

Nước sạch là một tài nguyên quý giá, ảnh hưởng quyết định đến sự phát triển kinh tế xã hội, mặc dù là tài nguyên tái sinh nhưng tác động của BĐKH và ô nhiễm dẫn đến suy thoái và cạn kiệt dẫn đến thiếu nước ở nhiều nơi. Ngoài ra, do gia tăng dân số, phát triển sản xuất, cải thiện môi trường nên nhu cầu sử dụng nước sạch ngày càng nhiều đã làm gia tăng áp lực cung cấp nước sạch; vì vậy, việc tiếp cận với nguồn nước sạch đầy đủ và liên tục là vấn đề khó khăn ở nhiều nơi.
Theo báo cáo do Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) và Tổ chức Y tế thế giới (WHO) công bố vào tháng 3 năm 2019 cho biết hiện có hơn 2 tỷ người trên toàn thế giới không được tiếp cận với nước sạch và vệ sinh môi trường, gần một nửa trong số đó là người dân sống ở Châu Phi. Cũng theo dự báo của Liên hợp quốc, đến năm 2025 sẽ có 30 quốc gia rơi vào tình trạng khan hiếm nước. Thiếu nước sạch là nguyên nhân dẫn tới sự gia tăng đáng kể các cuộc xung đột và tranh chấp về khai thác và sử dụng nguồn nước như: trước đây Iraq thường phàn nàn lên Liên Hiệp Quốc rằng Thổ Nhĩ Kỳ đã xây đập chặn mất nguồn nuwocs của những con sông chảy vào Iraq như sông Tigris và Euphrates, hay ở lưu vực sông Mê Kong, các nước Việt Nam, Lào, Thái Lan, Campuchia, Myanma và Trung Quốc vẫn chưa đạt được một giải pháp ổn thỏa về sử dụng dòng sông chung. Nhiều nước lên án Trung Quốc xây nhiều đập thủy điện trên thượng lưu con sông làm mực nước sông ngày càng cạn kiệt. Ngoài ra, theo kết quả nghiên cứu của Viện nước quốc tế Stockkholm (SIWI) số người thiệt mạng vì thiếu nước và sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm còn cao hơn số người chết vì đại dịch HIV/AIDS và các bệnh truyền nhiễm khác.
Tại Việt Nam, tình trạng hạn hán, và thiếu nước diễn ra gay gắt tại các tỉnh Trung Bộ và Tây Nguyên trong năm 2019 – 2020. Nghiêm trọng hơn cả là tại Đồng Bằng Sông Cửu Long: tình trạng hạn hán, xâm nhập mặn đã ảnh hưởng đến 10/13 tỉnh thành, ranh giới độ mặn 4 g/l đã làm cho 42,5% diện tích tự nhiên của toàn vùng bị ảnh hưởng, tương đương với 1.688.600ha, cao hơn năm 2016 là 50.376ha; trong đó Cà Mau là địa phương bị ảnh hưởng nặng nề nhất với 16.500 ha trong tổng số 176.700ha diện tích giao trồng trong vụ mùa bị thiệt hại. Hạn hán và xâm nhập mặn đã làm cho khoảng 6.650ha cây ăn trái tại các tỉnh Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Vĩnh Long, Trà Vinh và Sóc Trăng thiếu nước tưới, giảm năng suất và khoảng 355ha bị mất trắng. Ngoài ra, hạn và xâm nhập mặn cũng đã làm cho 96.000 hộ, tương đương với khoảng 430.000 nhân khẩu đang sinh sống tập trung tại bảy tỉnh ven biển gồm: Bến Tre, Sóc Trăng, Kiên Giang, Cà mau, Bạc Liêu, Long An và Trà Vinh bị thiếu nước sinh hoạt nghiêm trọng. Mức độ thiếu nước trở nên nghiêm trọng hơn khi nguồn nước bị ô nhiễm dẫn đến không thể sử dụng được và gia tăng thiệt hại về kinh tế cũng như sức khỏe người dân. Theo báo cáo của Trung tâm Nghiên cứu Môi trường và Cộng đồng, tình hình ô nhiễm nguồn nước ở Việt Nam rất đáng báo động và chất lượng nguồn nước sạch đang ngày càng suy thoái, cạn kiệt nghiêm trọng. Đặc biệt là nước thải từ các khu công nghiệp và đô thị đổ vào các sông, ngòi, kênh, rạch với mức độ ô nhiễm cực kỳ nguy hiềm, làm lan truyền, phát tán các chất ô nhiễm cho nhiều khu vực khác. Ước tính có khoảng 70% tổng lượng nước thải từ các khu công nghiệp vẫn xả trực tiếp vào môi trường, và không qua xử lý thông qua hệ thống sông, ngòi, kênh, rạch. và gây ra nhiều thiệt hại và hệ lụy rất khó khắc phục.

Hình ảnh minh họa xâm nhập mặn ở ĐBSCL

Ở khu vực Nam Trung Bộ, tình trạng khô hạn thiếu nước đã xảy ra ở nhiều nơi trong mùa khô năm 2020, trong đó tỉnh Bình Định và Phú Yên đã công bố cấp độ rủi ro hạn hán ở cấp 1 – 2, từ Khánh Hòa đến Bình Thuận ở cấp 2 – 3. Hạn hán đã gây thiếu nước sinh hoạt và ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp của người dân. Thống kê thiệt hại do hạn hán cho thấy, thiếu nước làm cho 1.629 ha diện tích cây trồng của tỉnh Bình Định dừng sản xuất, tại Phú Yên có 1.230 hộ dân thiếu nước sinh họat trầm trọng, tỉnh Khánh Hòa có 2.500 hộ dân và 14.200ha không có nước sử dụng, tỉnh Ninh Thuận có 7.873,8 ha đất nông nghiệp dừng sản xuất và 251 hộ thiếu nước sinh hoạt, tỉnh Bình Thuận phải cắt giảm gần 15.000ha đất sản xuất nông nghiệp và 25.126 hộ thiếu nước sinh hoạt.
Từ thực trạng thiếu nước và những thiệt hại gây ra đã minh chứng được “Giá trị của nước” và đây cũng là chủ đề của ngày Nước thế giới năm 2021. Đó là thông điệp về tầm quan trọng của nước sạch, đồng thời kêu gọi mọi người cùng nhau chung tay bảo vệ, giữ gìn nguồn nước. Mỗi người, mỗi cá nhân, mỗi tổ chức hãy có ý thức, và hành động thiết thực góp phần sử dụng hợp lý, bảo vệ, giữ gìn, cải tạo nguồn nước để đảm bảo cho đời sống, phát triển kinh tế xã hội, của mỗi quốc gia và của toàn nhân loại.

Tác giả: Nguyễn Thị Hoan

Đã xem 1296 lần BackPrintTop
Thời tiết trong nước
Nha Trangi23-29°C TP Vinhi21-26°C
Đà Nẵngi23-26°C TP Hồ Chí Minhi23-28°C
Hà Nộii20-24°C Cần Thơi24-31°C
Thời tiết quốc tế
Ảnh Ra đa
anh rada
Ảnh vệ tinh
anh ve tinh
Mô hình DB
mo hinh du bao
Hỗ trợ trực tuyến

 lien he 01 
Phòng Thông tin và Dữ liệu. Điện thoại: 058.3829639
Mobile: 0935560234
Bài viết mới
Hình ảnh
  • khi tuong thuy vanĐoàn tư vấn Phần Lan 4
  • khi tuong thuy van...
  • khi tuong thuy van...
  • khi tuong thuy vanĐoàn tư vấn Phần Lan 3
  • khi tuong thuy van.....
  • khi tuong thuy van...