CÁC THÀNH TỰU NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CỦA ĐÀI KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN KHU VỰC NAM TRUNG BỘ GÓP PHẦN ĐẨY MẠNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI VÀ PHÒNG CHỐNG THIÊN TAI

Đăng 17-05-2022 12:23 bởi Admin tại mục Tin ngành (cập nhật lúc 18-05-2022 08:22)

Hinh-anh

 I. MỞ ĐẦU
Các tỉnh Nam Trung Bộ với địa hình chủ yếu là đồi núi, sông suối ngắn dốc, thảm phủ thực vật thưa, kết cấu đất đá rời rạc, phía đông tiếp giáp với Biển Đông, bên cạnh các lợi thế về kinh tế biển nhưng phải luôn đối mặt với thiên tai từ biển. Trong những năm gần đây, do tác động của biến đổi khí hậu tình hình thiên tai diễn biến khá dị thường, có tính chất cực đoan hơn gây hậu quả nặng nề về kinh tế, xã hội, tính mạng con người.
Trong bối cảnh nhiều thách thức, Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Nam Trung Bộ luôn đầu tư cho nghiên cứu khoa học, công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực làm giải pháp chủ yếu để phát triển, trên cơ sở kế thừa và phát huy tối đa nguồn lực hiện có; khai thác triệt để thành tựu khoa học, công nghệ trong nước, đồng thời ứng dụng có chọn lọc những thành tựu khoa học công nghệ tiên tiến trên thế giới để đáp ứng nhiệm vụ được giao, đồng thời đóng góp thiết thực cho các địa phương thức đẩy phát triển kinh tế xã hội, an ninh quốc phòng và phòng chống thiên tai có hiệu quả.
Để phát triển nguồn nhân lực làm khoa học, ngoài việc tạo điều kiện cho cán bộ viên chức trong đơn vị đi học tập nâng cao trình độ, Đài còn ký kết và phối hợp với các Trường, các Viện nghiên cứu để nâng cao chất lượng đội ngũ làm cán bộ khoa làm của Đài. Bên cạnh đó Đài phối hợp chặt chẽ với địa phương, để tận dụng các nguồn lực khoa học công nghệ ở địa phương, xây dựng các nhiệm vụ nghiên cứu khoa học và công nghệ, phục vụ thiết thực các nhu cầu cấp bách là lâu dài ở các địa phương. Các đề tài của Đài chủ yếu đi sâu vào các lĩnh vực như (1) Đặc điểm khí hậu thủy văn và Biến đổi khí hậu; (2) Lập bản đồ nguy cơ ngập lụt, lũ quét, sạt trượt lở đất; (3) Phân vùng rủi ro thiên tai. Các đề tài của Đài luôn được triển khai đảm bảo nội dung nghiên cứu và tiến độ, trong đó có phần vận dụng sáng tạo từ thực tiễn, vì vậy kết quả nghiên cứu của các đề tài đều được nghiệm thu và triển khai ứng dụng có hiệu quả tại các địa phương.
II. MỘT SỐ THÀNH TỰU VỀ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÀ HIỆU QUẢ ỨNG DỤNG THỰC TIỄN
Trong khuôn khổ bài viết này chỉ tập trung giới thiệu một số thành tựu tiêu biểu về nghiên cứu khoa học và ứng dụng KHCN trong công tác dự báo, cảnh báo thiên tai ở địa phương trong 10 năm gần đây, trong đó có khoảng hơn 20 đề tài nghiên cứu khoa học các cấp đã và đang chuyển giao cho các địa phương, làm cơ sở khoa học để định hướng phát triển kinh tế xã hội, quy hoạch dân cư, cơ sở hạ tầng, bảo vệ môi trường, xây dựng các giải pháp ứng phó với thiên tai có hiệu quả.
1.1. Nhóm đề tài về đặc điểm khí hậu, thủy văn và biến đổi khí hậu
1) Đề tài nghiên cứu khoa học cấp tỉnh: Đánh giá tác động của BĐKH đến tài nguyên nước mặt tỉnh Bình Định năm 2013.
2) Đề tài nghiên cứu khoa học cấp tỉnh: Bổ sung, hoàn chỉnh đặc điểm khí hậu thủy văn tỉnh Phú Yên và xây dựng bản đồ ngập lụt lưu vực sông Kỳ Lộ đoạn từ Phú Mỡ đến An Ninh Đông, năm 2013.
3) Đề tài nghiên cứu khoa học cấp tỉnh: Đặc điểm khí hậu thủy văn tỉnh Bình Thuận, năm 2014.
4) Đề tài nghiên cứu khoa học cấp tỉnh: Nghiên cứu bổ sung đặc điểm khí hậu thủy văn tỉnh Khánh Hoà, năm 2015.
5) Đề tài nghiên cứu khoa học cấp tỉnh: Nghiên cứu bổ sung đặc điểm khí hậu thủy văn tỉnh Ninh Thuận, năm 2017.
6) Nhiệm vụ cấp tỉnh: Đánh giá khí hậu tỉnh Khánh Hòa, năm 2021
7) Đề tài nghiên cứu khoa học cấp tỉnh: Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu khí tượng, thủy văn tỉnh Phú Yên (đang thực hiện).
Nhóm đề tài này đã xây dựng được bộ cơ sở dữ liệu về khí hậu thủy văn, tài nguyên nước ở các tỉnh, trên cơ sở đó đánh giá phân tích đặc trưng các yếu tố khí hậu, thủy văn và phân vùng khí hậu thủy văn cho từng tiểu vùng. Ngoài ra, các đề tài phân tích đánh giá diễn biến xu thế các yếu tố khí hậu thủy văn và dự tính theo kịch bản biến đổi khí hậu. Các sản phẩm đề tài là cơ sở giúp địa phương trong công tác quy hoạch sản xuất, phát triển kinh tế xã hội, sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu.
1.2. Nhóm đề tài về lập bản đồ phân vùng nguy cơ ngập lụt, hạn hán, sạt trượt lở đất, sạt lở bờ sông bờ biển
1) Đề tài nghiên cứu KH cấp tỉnh: Xây dựng bản đồ phân vùng nguy cơ xảy ra lũ quét ở tỉnh Ninh Thuận và các giải pháp phòng chống, năm 2010.
2) Dự án cấp tỉnh: Xây dựng bản đồ ngập lụt sông Dinh - Ninh Hòa, sông Cái Nha Trang tỉnh Khánh Hòa, năm 2011.
3) Dự án cấp tỉnh: lập bản đồ cảnh báo nguy cơ hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn trên địa bàn tỉnh khánh hòa, năm 2020.
4) Đề tài nghiên cứu khoa học cấp tỉnh: Nghiên cứu phân vùng khô hạn và quản lý giám sát hạn hán trên địa bàn tỉnh Bình Thuận, năm 2022.
5) Đề tài nghiên cứu khoa học cấp tỉnh: Điều tra, đánh giá xác định nguyên nhân và đề xuất các giải pháp nhằm ổn định các cửa sông và vùng bờ ven biển tỉnh Khánh Hòa”, năm 2022
6) Đề tài nghiên cứu khoa học cấp tỉnh: Phân vùng nguy cơ và lập bản đồ cảnh báo sạt lở đất, đá do mưa ở tỉnh Khánh Hòa (đang thực hiện).
Các đề tài, dự án tập trung đánh giá hiện trạng thiên tai ở địa phương, phân tích xác định được nguyên nhân, quy luật của các loại hình thiên tai từ đó xây dựng bản đồ phân vùng nguy cơ thiên tai (ngập lụt, hạn hán sạt trượt lở đất…) và hệ thống giám sát cảnh báo thiên tai. Sản phẩm đề tài giúp địa phương trong công tác quy hoạch phát triển KT-XH, chỉ đạo phòng chống ứng phó với thiên tai.
1.3. Nhóm đề tài về phân vùng rủi ro thiên tai
1) Đề tài nghiên cứu khoa cấp tỉnh: Nghiên cứu xây dựng hệ thống cảnh báo, dự báo chi tiết theo các cấp độ rủi ro thiên tai do bão, mưa lớn, lũ lụt, nắng nóng, hạn hán đến cấp xã (vùng), huyện thuộc tỉnh Ninh Thuận, năm 2019
2) Đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ: Nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn phục vụ cảnh báo cấp độ rủi ro thiên tai do lũ và ngập lụt cho các địa phương thuộc khu vực Nam Trung Bộ. Áp dụng thí điểm cho lưu vực sông Kôn - Hà Thanh, năm 2020
3) Đề tài nghiên cứu khoa cấp tỉnh: Nghiên cứu xây dựng hệ thống hỗ trợ cảnh báo, dự báo chi tiết các cấp độ rủi ro thiên tai do: bão, mưa lớn, nắng nóng, sạt lở do nước biển dâng, hạn hán, lũ lụt cho tỉnh Phú Yên, năm 2021.
4) Đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ: Xây dựng công nghệ dự báo tác động và cảnh báo rủi ro do bão, áp thấp nhiệt đới và lũ tại các tỉnh thuộc khu vực Trung Bộ (đang thực hiện).
Nhóm đề tài tập trung vào việc đánh giá rủi ro các loại hình thiên tai trên phạm vi khu vực Nam Trung Bộ, xác định rủi ro V là hàm của hiểm họa (H), các mức độ phơi bày trước hiểm họa (E), tính dễ bị tổng thương (V); trong đó V là hàm của độ nhạy cảm (S) và năng lực thích ứng (AC). Từ đó xác định bộ tiêu chí, bộ chỉ thị và xây bản đồ phân vùng rủi ro thiên tai do bão, mưa lớn, nắng nóng, sạt lở do nước biển dâng, hạn hán, lũ lụt phục vụ công tác phòng, chống giảm nhẹ thiên tai nhằm triển khai có hiệu quả các quy định pháp luật về phòng chống thiên tai, khí tượng thủy văn, đê điều và tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh trong khu vực Nam Trung Bộ.
1.4. Ngoài ra, Đài còn thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở phục vụ công tác dự báo, cảnh báo KT-TV-HV theo chức năng nhiệm vụ được phân công như: (1) Nghiên cứu xây dựng bộ công cụ cảnh báo, dự báo lũ lưu vực sông Kỳ Lộ tỉnh Phú Yên, năm 2016; (2) Nghiên cứu xây dựng các phương án dự báo lũ cho sông Lũy, năm 2016; (3) Nghiên cứu xây dựng Quy trình dự báo thời tiết, sóng, gió cho vùng biển Bình Thuận và đưa vào dự báo nghiệp vụ tại Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Nam Trung Bộ, năm 2017; (4) Nghiên cứu ứng dụng mô hình mưa - dòng chảy thông số phân bố để xây dựng công cụ dự báo thủy văn cho lưu vực sông Dinh Ninh Hòa, năm 2018; (5) Xây dựng công cụ dự báo thủy văn hạn vừa, hạn dài cho khu vực Nam Trung Bộ, năm 2020.
III. ĐỊNH HƯỚNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ GIAI ĐOẠN 2021-2025.
Tiếp tục tăng cường hoạt động nghiên cứu khoa học công nghệ, chuyển giao công nghệ; phát triển và ứng dụng hệ thống công cụ dự báo/cảnh báo thiên tai có nguồn gốc khí tượng thủy văn phù hợp với điều kiện tự nhiên và năng lực hệ thống cảnh báo/ dự báo của Đài.
Xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, trong đó chú trọng đội ngũ cán bộ chuyên ngành đáp ứng yêu cầu về thực hiện nhiệm vụ chuyên môn và làm công tác khoa học.
Đẩy mạnh ứng dụng khoa học và công nghệ, đặc biệt ứng dụng các nội dung của cách mạng công nghiệp 4.0 trong lĩnh vực KTTV như đo đạc, quan trắc; dự báo, cảnh báo thiên tai và giám sát biến đổi khí hậu trên khu vực Nam Trung, trong đó tập trung vào các nhiệm vụ trọng điểm sau:
+ Phân vùng rủi ro thiên tai và cảnh báo thiên tai, đặc biệt là các loại hình thiên tai điển hình ở miền Trung như bão, áp thấp nhiệt đới, lũ lụt, lũ quét, sạt lở đất, nắng nóng, hạn hán…, phục vụ công tác phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai nhằm triển khai có hiệu quả các quy định pháp luật về phòng, chống thiên tai.
+ Xây dựng bộ mô hình tích hợp thủy văn thông số phân bố, thủy lực, hồ chứa và trí tuệ nhân tạo để dự báo lũ, ngập lụt các sông khu vực Nam Trung Bộ.
+ Nghiên cứu xây dựng công cụ dự báo hải văn ven bờ các tỉnh khu vực Nam Trung Bộ; Xây dựng công nghệ dự báo nước dâng, sóng biển, hải lưu khu vực các công trình và kinh tế trọng điểm ven biển Nam Trung Bộ.

Đã xem 2365 lần BackPrintTop
Bài viết khác:
Thời tiết trong nước
Nha Trangi23-29°C TP Vinhi21-26°C
Đà Nẵngi23-26°C TP Hồ Chí Minhi23-28°C
Hà Nộii20-24°C Cần Thơi24-31°C
Thời tiết quốc tế
Ảnh Ra đa
anh rada
Ảnh vệ tinh
anh ve tinh
Mô hình DB
mo hinh du bao
Hỗ trợ trực tuyến

 lien he 01 
Phòng Thông tin và Dữ liệu. Điện thoại: 058.3829639
Mobile: 0935560234
Bài viết mới
Hình ảnh
  • khi tuong thuy vanảnh 2
  • khi tuong thuy vanHội nghị Công đoàn bộ phận KTTV Khánh Hòa giữa nhiệm kỳ 2012-2017
  • khi tuong thuy van...
  • khi tuong thuy van...
  • khi tuong thuy vanĐoàn tư vấn Phần Lan 8
  • khi tuong thuy van...