Dự án " Tăng cường hệ thống dự báo, cảnh báo lũ lụt ở Việt Nam - Giai đoạn 2" triển khai tại khu vực Nam Trung Bộ

Đăng 21-10-2013 16:27 bởi Admin tại mục Tin ngành (cập nhật lúc 21-10-2013 20:18)

Hinh-anh

Dự án: “Tăng cường hệ thống dự báo, cảnh báo lũ lụt ở Việt Nam – Giai đoạn II” triển khai tại khu vực Nam Trung Bộ.

Nhằm góp phần nâng cấpvà hiện đại hóa toàn bộ hệ thống dự báo, cảnh báo lũ lụt trên toàn lãnh thổ Việt Nam; đưa công tác dự báo của Ngành Khí tượng Thủy văn Việt Nam đạt trình độ tiên tiến trong khu vực và tiếp cận với trình độ tiên tiến của thế giới; phát huy, kế thừa và kết hợp với các dự án tương tự đã và đang được thực hiện. Gia tăng mật độ và mức độ tự động hóa hệ thống trạm quan trắc và truyền số liệu khí tượng thủy văn nhằm cung cấp số liệu kịp thời, chính xác phục vụ công dự báo khí tượng thủy văn.Tăng cường năng lực dự báo và cảnh báo lũ lụt, ứng phó với biến đổi khí hậu tại khu vực Nam Trung Bộ. Trung tâm Khí tượng Thuỷ văn quốc gia đang triển khai xây dựng Dự án: Tăng cường hệ thống dự báo, cảnh báo lũ lụt ở Việt Nam – Giai đoạn II”. Dự kiến vốn là : 8.270.000 USD.
           Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Nam Trung Bộ là đơn vị thụ hưởng trực tiếp khi dự án hoàn thành và đưa vào khai thác sử dụng phục vụ công tác dự báo khí tượng thủy văn và công tác điều tra cơ bản khí tượng thủy văn. Xin giới thiệu tóm tắt những nét chính của dự án :
1. Các hoạt động chính của dự án:
- Đổi mới công nghệ và thiết bị quan trắc theo mô hình tự động cho các trạm khí tượng, thủy văn, đo mưa hiện có trên khu vực;
- Thiết lập mới các trạm khí tượng, thủy văn, hải văn được quy hoạch đến năm 2020 và các trạm đo mưa được quy hoạch cho giai đoạn 2010-2015 theo Quyết định số 16/2007/QĐ-TTg, ngày 29 tháng 01 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Quy hoạch tổng thể mạng lưới quan trắc tài nguyên môi trường Quốc gia đến năm 2020 (các trạm đo mưa quy hoạch đến 2010 trên cả nước đang chuẩn bị được đầu tư trong một dự án khác sử dụng nguồn vốn trong nước).
- Đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị, công nghệ cho 4 Trung tâm Khí tượng Thuỷ văn tỉnh gồm Bình Định, Phú Yên, Ninh Thuận, Bình Thuận và Trung tâm khu vực tại Đài Khí tượng Thuỷ văn khu vực Nam Trung Bộ để quản lý hoạt động, thu thập thông tin quan trắc của mạng lưới trạm.
- Cung cấp các mô hình dự báo để tăng cường năng lực dự báo, cảnh báo lũ lụt và cung cấp thông tin cho các cơ quan hữu quan.
- Đào tạo cán bộ thông qua các chương trình huấn luyện và chuyển giao công nghệ.
2. Thiết bị, công nghệ
         - Cung cấp, lắp đặt thiết bị cho 100 trạm khí tượng, thủy văn, đo mưa và hải văn tự động quan trắc và truyền tin, bao gồm:
         + 13 trạm khí tượng quan trắc 6 yếu tố: hướng gió, tốc độ gió, nhiệt độ, độ ẩm, áp suất khí quyển, mưa;
         + 17 trạm thủy văn: quan trắc mực nước sông, mưa;
         + 68 trạm đo mưa độc lập;
         + 02 trạm Hải văn: quan trắc hướng gió, tốc độ gió, mực nước, tầm nhìn ngang, nhiệt độ nước, độ mặn, sóng biển, mưa.
            - Cung cấp lắp đặt thiết bị cho 4 trung tâm thu nhận, xử lý số liệu; dự báo, cảnh báo cấp tỉnh, 1 trung tâm ở cấp khu vực và lắp đặt thiết bị tại 3 trung tâm thuộc cấp trung ương bao gồm Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Trung ương, Trung tâm Mạng lưới khí tượng thủy văn và môi trường và Trung tâm Công nghệ thông tin khí tượng thủy văn.
- Thực hiện công tác kỹ thuật dự án, bảo dưỡng thiết bị; vận hành hệ thống trong 2 năm đầu; thiết kế và xây dựng mô hình dự báo, cảnh báo lũ lụt; đào tạo cán bộ. Công tác kỹ thuật, bảo dưỡng thiết bị bao gồm bảo dưỡng định kỳ, hiệu chỉnh, sửa chữa hoặc thay thế thiết bị, vật tư linh kiện bị hư hỏng; vận hành hệ thống trong 2 năm đầu bao gồm duy trình hoạt động thường xuyên của hệ thống các trạm tự động để số liệu tự động quan trắc từ các trạm được truyền đến các trung tâm đảm bảo kịp thời, chính xác; thiết kế và xây dựng mô hình dự báo, cảnh báo lũ lụt bao gồm việc bảo hành và nâng cấp các phần mềm dự báo đảm bảo khai thác có hiệu quản số liệu phục vụ dự báo khí tượng thủy văn; đào tạo cán bộ đó là việc hướng dẫn, đào tạo cho cán bộ tại các trung tâm, các trạm vận hành và khai thác dự án một cánh có hiệu quả.
3. Công nghệ thông tin và truyền tin
Dự án ODA – Giai đoạn I đã thực hiện rất tốt việc sử dụng phương thức truyền tin từ các trạm quan trắc tự động từ xa đến Trung tâm Tỉnh bằng đường truyền GPRS/GSM và Radio UHF. Trung tâm Tỉnh, Trung tâm Khu vực và Trung tâm quốc gia được kết nối với nhau thông qua một mạng WAN (Wide Area Network) thành một mạng thông tin thống nhất nhờ các phương tiện viễn thông hiện đại, lắp đặt tại các trạm và trung tâm với đủ độ tin cậy trong mọi tình huống. Giải pháp sử dụng hệ thống truyền tin dựa trên công nghệ ADSL Internet trên nền TCP/IP đang áp dụng phổ biến hiện nay, kết hợp với kênh thông tin khác của ngành (đã có).
4. Công nghệ dự báo
Các mô hình dự báo KTTV phải phù hợp với khí hậu khu vực, hệ thống sông, các đặc điểm địa hình và các điều kiện môi trường, để đảm bảo sự thành công và hiệu quả của dự án. Để nâng cao năng lực dự báo và cảnh báo sớm lũ, lụt, các loại phần mềm sau cần được xây dựng:
- Cơ sở dữ liệu Khí tượng – thủy văn và phần mềm khai thác, hiển thị và quản lý dữ liệu (Hệ thống Hỗ trợ quyết định (DSS) cho khu vực;
- Mô hình dự báo mưa số trị cực ngắn (1-6 giờ) và từ 1-5 ngày cho khu vực;
- Xây dựng các phương pháp dự báo lũ và cảnh báo ngập lụt kết hợp với vận hành các hồ chứa cho các lưu vực sông Nam Trung Bộ;
-  Mua 5 bộ mô hình MIKE 11 có bản quyền (4 Trung tâm tỉnh và Đài) và 2 bộ MIKE 21 có bản quyền (Đài và Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Trung ương);
- Xây dựng Website tại trung tâm khu vực.
5. Đào tạo và chuyển giao công nghệ:
- Tổ chức 02 lớp đào tạo ở nước ngoài cho cán bộ quản lý và cán bộ kỹ thuật trong đó 01 lớp cho cán bộ quản lý và 01 lớp cho cán bộ kỹ thuật .
- Tổ chức 6 lớp đào tạo trong nước tại Trung tâm Khí tượng thủy văn quốc gia, Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Nam Trung Bộ và các Trung tâm Khí tượng Thủy văn tỉnh.
- Thực hiện đào tạo, hướng dẫn cộng đồng dân cư hiểu và sử dụng hiệu quả các thông tin dự báo, cảnh báo lũ lụt phục sản xuất, đời sống và chủ động phòng tránh, giảm nhẹ rủi ro thiên tai, nâng cao hiệu quả công tác Quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng. Mở 05 Lớp huấn luyện cho cán bộ kỹ thuật cơ quan phòng chống thiên tai địa phương thuộc 5 tỉnh ở khu vực Nam Trung Bộ
6. Xây dựng cơ bản
 Xây dựng mới 02 trạm khí tượng: Phù Mỹ và Sông Cầu; 03 trạm thủy văn: Nha Trang, Sông Hinh và Tân Minh;83 trạm đo mưa; 02 trạm Hải văn: Cam Ranh và Phan Thiết; dẫn cao độ tuyệt đối cho các trạm Thủy văn và Hải văn.
           Khi dự án hoàn thành và đưa vào khai thác số liệu phục vụ dự báo khí tượng thủy văn sẽ tạo một bước đột phá lớn đó là hiện đại hóa công nghệ dự báo và mạng lưới trạm quan trắc khí tượng thủy văn tự động cho Đài khí tượng Thủy văn khu vực Nam Trung Bộ đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của đời sống xã hội, đồng thời cũng nâng cao năng lực cho cán bộ quản lý, cán bộ dự báo và cán bộ làm công tác điều tra cơ bản. Dự án hoàn thành sẽ góp phần quan trọng trong việc thực hiện thành công Chiến lược phát triển ngành Khí tượng Thủy văn đến năm 2020.
                                                                                            KS. Lê Văn Vinh
Đã xem 4329 lần BackPrintTop
Thời tiết trong nước
Nha Trangi23-29°C TP Vinhi21-26°C
Đà Nẵngi23-26°C TP Hồ Chí Minhi23-28°C
Hà Nộii20-24°C Cần Thơi24-31°C
Thời tiết quốc tế
Ảnh Ra đa
anh rada
Ảnh vệ tinh
anh ve tinh
Mô hình DB
mo hinh du bao
Hỗ trợ trực tuyến

 lien he 01 
Phòng Thông tin và Dữ liệu. Điện thoại: 058.3829639
Mobile: 0935560234
Bài viết mới
Hình ảnh
  • khi tuong thuy vanGiao hữu cầu lông
  • khi tuong thuy van......
  • khi tuong thuy vanĐoàn tư vấn Phần Lan 3
  • khi tuong thuy van...
  • khi tuong thuy van...
  • khi tuong thuy van...