Các cơn bão được đặt tên như thế nào?

Đăng 09-01-2014 14:26 bởi Admin tại mục Bão - ATNĐ (cập nhật lúc 03-03-2014 09:06)

Hinh-anh

Lịch sử tên các cơn bão nhiệt đới được đặt ra từ đầu thế kỷ 20, mục đích tạo thuận lợi cho việc liên lạc giữa các nhà dự báo thời tiết và công chúng theo dõi và cảnh báo để tránh nhẫm lẫn với các cơn bão khác nhau.

Tên của các cơn bão lần đầu tiên xuất hiện là do một nhà dự báo thời tiết của Australia. Ông đặt tên bão theo tên "của những chính trị gia mà ông ghét nhất, để thể hiện rằng người đó hoặc quá keo kiệt hoặc gây khó chịu, hay thậm chí là kẻ vô công rồi nghề ở Thái Bình Dương".

Trong chiến tranh thế giới thứ 2, các cơn bão nhiệt đới ở Thái Bình Dương được đặt tên không chính thức theo tên của phụ nữ. Nguyên tắc bất thành văn này do đoàn dự báo thời tiết của Lục quân và Hải quân Mỹ đề ra, thường lấy tên vợ hoặc bạn gái của các nhà dự báo.

Từ năm 1950 đến 1952, các cơn bão ở bắc Đại Tây Dương được đặt tên theo thứ tự bảng chữ cái (Able-Baker-Charlie- ...), nhưng từ năm 1953, cơ quan khí tượng Mỹ lại chuyển sang dùng hệ tên phụ nữ.

Năm 1979, Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO) và Cơ quan khí tượng Mỹ (NWS) lại thống nhất sử dụng tên bão gồm cả tên nữ và nam giới. Các cơn bão ở lòng chảo đông bắc Thái Bình Dương được đặt theo tên phụ nữ từ năm 1959-1960. Năm 1978, cả hai loại tên đều được sử dụng.

Ở vùng bắc Ấn Độ Dương, các bão nhiệt đới không được đặt tên. Tại tây nam Ấn Độ Dương, bão lần đầu có tên vào mùa 1960-1961. Vùng Australia và nam Thái Bình Dương, tên phụ nữ được lấy làm tên bão từ năm 1964 và 10 năm sau thì tên của nam cũng được dùng. Các bão ở lòng chảo tây bắc Thái Bình Dương được đặt tên phụ nữ từ năm 1945 và đến 1979 thì tên của nam giới mới bổ sung vào.

Từ ngày 1.1.2000, bão nhiệt đới ở tây bắc Thái Bình Dương (khu vực có Việt Nam) được đặt theo một danh sách các tên mới lạ. Những tên mới bổ sung bao gồm các tên châu Á, được lấy từ các nước thành viên của WMO trong khu vực.

Những tên này có hai điều khác biệt so với tên bão ở các nơi trên thế giới. Thứ nhất, hầu hết chúng không phải là tên riêng của người mà thường là tên hoa, động vật, chim, cây cỏ hay thậm chí tên món ăn.

Thứ hai, các tên này không được đặt tuần tự theo thứ tự bảng chữ cái, mà theo thứ tự chữ cái của tên các nước. Trước đây, cơn bão số 7, cơn bão Saola, lấy tên của một loài động vật quý hiếm của Việt Nam đã tràn vào Nhật Bản.

Đăng tin: Lại Thị Lương - Nguồn Theo TTXVN

Đã xem 24899 lần BackPrintTop
Bài viết khác:
Thời tiết trong nước
Nha Trangi23-29°C TP Vinhi21-26°C
Đà Nẵngi23-26°C TP Hồ Chí Minhi23-28°C
Hà Nộii20-24°C Cần Thơi24-31°C
Thời tiết quốc tế
Ảnh Ra đa
anh rada
Ảnh vệ tinh
anh ve tinh
Mô hình DB
mo hinh du bao
Hỗ trợ trực tuyến

 lien he 01 
Phòng Thông tin và Dữ liệu. Điện thoại: 058.3829639
Mobile: 0935560234
Bài viết mới
Hình ảnh
  • khi tuong thuy van...
  • khi tuong thuy van.....
  • khi tuong thuy vanĐoàn tư vấn Phần Lan 1
  • khi tuong thuy van...
  • khi tuong thuy vanGiao hữu cầu lông
  • khi tuong thuy van...