Các cơn bão được đặt tên như thế nào?
Đăng 09-01-2014 14:26 bởi Admin tại mục Bão - ATNĐ (cập nhật lúc 03-03-2014 09:06)

Lịch sử tên các cơn bão nhiệt đới được đặt ra từ đầu thế kỷ 20, mục đích tạo thuận lợi cho việc liên lạc giữa các nhà dự báo thời tiết và công chúng theo dõi và cảnh báo để tránh nhẫm lẫn với các cơn bão khác nhau.
Tên của các cơn bão lần đầu tiên xuất hiện là do một nhà dự báo thời tiết của Australia. Ông đặt tên bão theo tên "của những chính trị gia mà ông ghét nhất, để thể hiện rằng người đó hoặc quá keo kiệt hoặc gây khó chịu, hay thậm chí là kẻ vô công rồi nghề ở Thái Bình Dương".
Trong chiến tranh thế giới thứ 2, các cơn bão nhiệt đới ở Thái Bình Dương được đặt tên không chính thức theo tên của phụ nữ. Nguyên tắc bất thành văn này do đoàn dự báo thời tiết của Lục quân và Hải quân Mỹ đề ra, thường lấy tên vợ hoặc bạn gái của các nhà dự báo.
Từ năm 1950 đến 1952, các cơn bão ở bắc Đại Tây Dương được đặt tên theo thứ tự bảng chữ cái (Able-Baker-Charlie- ...), nhưng từ năm 1953, cơ quan khí tượng Mỹ lại chuyển sang dùng hệ tên phụ nữ.
Năm 1979, Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO) và Cơ quan khí tượng Mỹ (NWS) lại thống nhất sử dụng tên bão gồm cả tên nữ và nam giới. Các cơn bão ở lòng chảo đông bắc Thái Bình Dương được đặt theo tên phụ nữ từ năm 1959-1960. Năm 1978, cả hai loại tên đều được sử dụng.
Ở vùng bắc Ấn Độ Dương, các bão nhiệt đới không được đặt tên. Tại tây nam Ấn Độ Dương, bão lần đầu có tên vào mùa 1960-1961. Vùng Australia và nam Thái Bình Dương, tên phụ nữ được lấy làm tên bão từ năm 1964 và 10 năm sau thì tên của nam cũng được dùng. Các bão ở lòng chảo tây bắc Thái Bình Dương được đặt tên phụ nữ từ năm 1945 và đến 1979 thì tên của nam giới mới bổ sung vào.
Từ ngày 1.1.2000, bão nhiệt đới ở tây bắc Thái Bình Dương (khu vực có Việt Nam) được đặt theo một danh sách các tên mới lạ. Những tên mới bổ sung bao gồm các tên châu Á, được lấy từ các nước thành viên của WMO trong khu vực.
Những tên này có hai điều khác biệt so với tên bão ở các nơi trên thế giới. Thứ nhất, hầu hết chúng không phải là tên riêng của người mà thường là tên hoa, động vật, chim, cây cỏ hay thậm chí tên món ăn.
Thứ hai, các tên này không được đặt tuần tự theo thứ tự bảng chữ cái, mà theo thứ tự chữ cái của tên các nước. Trước đây, cơn bão số 7, cơn bão Saola, lấy tên của một loài động vật quý hiếm của Việt Nam đã tràn vào Nhật Bản.
Đăng tin: Lại Thị Lương - Nguồn Theo TTXVN
Vì sao những cơn bão lại thực sự nguy hiểm?
(10-08-2014 07:52)Chế độ báo áp thấp nhiệt đới
(03-03-2014 09:09)Các cơn bão được đặt tên như thế nào?
(09-01-2014 02:26)Khái niệm về Bão và Áp thấp nhiệt đới
(30-12-2013 04:33)
Nha Trang | ![]() |
TP Vinh | ![]() |
Đà Nẵng | ![]() |
TP Hồ Chí Minh | ![]() |
Hà Nội | ![]() |
Cần Thơ | ![]() |
Thư chúc mừng 78 năm ngày truyền thống ngành KTTV Việt Nam
Thư chúc mừng 78 năm ngày truyền thống ngành KTTV Việt Nam...
THÀNH TỰU VÀ MỘT SỐ NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM TRONG THỜI GIAN TỚI CỦA NGÀNH KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN
Trên chặng đường 78 năm xây dựng và phát triển, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, Nhà nước, Chính phủ, Ngành Khí tượng Thủy văn (KTTV) Việt Nam đã đoàn kết một lòng, khắc phục mọi khó khăn, gian...
Dự báo thời tiết đêm 28/11 ngày 29/11/2023 tỉnh Bình Thuận
Toàn tỉnh: Mây thay đổi đến nhiều mây, đêm không mưa, ngày nắng gián đoạn. Gió đông bắc đến đông cấp 2 – 3, trưa chiều ven biển cấp 4 - 5....
HỘI THẢO “ Phân vùng nguy cơ và lập bản đồ cảnh báo sạt lở đất, đá do mưa ở tỉnh Khánh Hòa”
Tỉnh Khánh Hòa, thuộc khu vực có chế độ khí hậu nhiệt đới gió mùa, phía đông tiếp giáp với Biển Đông, hàng năm tỉnh Khánh Hòa chịu tác động của nhiều loại hình thiên tai như bão, ATNĐ, lũ, mưa lớn,...
Ninh Thuận khai thác hiệu quả tài nguyên tự nhiên
để phát triển kinh tế - xã hộiVị trí địa lý, Ninh Thuận là một tỉnh ven biển thuộc cực Nam khu vực Nam Trung Bộ. Phía Bắc giáp tỉnh Khánh Hòa, điểm cực Bắc: 12009’15" vĩ độ Bắc. Phía Nam giáp tỉnh Bình Thuận,...
BẢN TIN DỰ BÁO THỦY VĂN, HẢI VĂN
KHU VỰC NAM TRUNG BỘ24 giờ qua: Trên các sông từ Bình Định đến Nình Thuận mực nước ít biến đổi đến dao động nhỏ, riêng trên sông Lũy xuất hiện lũ nhỏ và trên sông La Ngà mực nước có dao động....
BẢN TIN DỰ BÁO, CẢNH BÁO THỦY VĂN THỜI HẠN NGẮN
KHU VỰC TỈNH KHÁNH HÒATrên các sông tỉnh Khánh Hòa mực nước ít biến đổi đến dao động nhỏ....
BẢN TIN DỰ BÁO, CẢNH BÁO HẢI VĂN THỜI HẠN ĐẾN 10 NGÀY
(Từ ngày 06 - 15/02 năm 2023)Độ cao sóng vùng biển các tỉnh từ Bình Định đến Bình Thuận phổ biến từ 1,5 - 2,5m. Khu vực Nam biển Đông bao gồm cả Quần đảo Trường Sa và huyện đảo Phú Quý độ cao sóng dao động từ 2,0 - 3,0m....
BẢN TIN DỰ BÁO THỜI TIẾTTHỦY VĂN PHỤC VỤ QUY TRÌNH VẬN HÀNH LIÊN HỒ CHỨA TRÊN LƯU VỰC SÔNG KÔN
(từ 19h/05/9 đến 19h/06/9/2023)Mực nước trên lưu vực sông Kôn biến đổi chậm....
Nghị định 68/2022/NĐ-CP Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài nguyên và Môi trường
Nghị định 68/2022/NĐ-CP Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài nguyên và Môi trường...