Thời tiết ảnh hưởng đến sức khỏe như thế nào?
Đăng 17-06-2014 14:27 bởi Admin tại mục Tin khoa học (cập nhật lúc 17-06-2014 16:19)
Ngay từ những năm 3600-1500 trước Công nguyên, các thầy thuốc cổ Ai Cập đã biết việc thay đổi thời tiết nóng lạnh có ảnh hưởng tới cơ thể. Đến năm 1860-1800 trước Công nguyên, các thày thuốc Ấn Độ đã phân loại khí hậu và tác động của nó tới sức khỏe con người. Ngành y học cổ Tây Tạng và những thày thuốc cổ Trung Quốc từ hàng ngàn năm trước Công nguyên cũng từng đề cập về mối liên quan giữa khí hậu, bệnh tật và cách chữa trị...
Hippocrate (thế kỷ 5 trước Công nguyên) - ông tổ của nền y học phương Tây - đã nghiên cứu tác động của khí hậu tới các bệnh dịch và sức khỏe con người. Còn dân gian Việt Nam có câu cửa miệng “trái gió, trở trời” để nói về mối quan hệ, ảnh hưởng của sự thay đổi thời tiết tới sức khỏe.
Với hàng ngàn năm tiến hóa, chịu ảnh hưởng của thế giới bên ngoài, con người đã tự biến đổi (quá trình biến đổi trong các tổ chức, trong hệ thần kinh, hệ bạch huyết và hệ tuần hoàn) để thích nghi. Những người khỏe mạnh thì hầu như không có sự phản ứng với những thay đổi của khí hậu. Nhưng những người yếu, đặc biệt là có bệnh, lại gặp nhiều khó khăn trong việc thích nghi với thời tiết.
Các yếu tố thời tiết tác động chủ yếu tới sức khỏe gồm:
- Nhiệt độ: Cách đây khoảng 200 năm, ở Peterburg (Nga) đã xảy ra một việc hết sức kỳ lạ. Về mùa đông, nhiệt độ ban đêm đang lạnh (- 40 độ C) bỗng trở nên ấm đột ngột, làm 40.000 người trong thành phố trở bệnh.
Theo các nhà y học, tuy nhiệt độ không khí có gây cho cơ thể những cảm giác không thoải mái (lạnh hay nóng quá), nhưng ít khi nó là nguyên nhân chính.
- Độ ẩm: Không khí bão hòa làm cơ thể phải gia tăng các quá trình điều hòa nhiệt. Điều đó có thể làm cơ thể lạnh đi trong trường hợp không khí bên ngoài quá lạnh, hoặc nóng lên khi không khí bên ngoài quá nóng. Trước đây, người ta thường cho rằng độ ẩm cao sẽ tác động đến nhiều căn bệnh mạn tính như thấp khớp, hen suyễn. Song khi kiểm tra lại trong buồng khí hậu nhân tạo, các nhà khoa học đã không thấy hậu quả như thế. Vì vậy, có thể cho rằng hiệu ứng độ ẩm với các loại bệnh mạn tính là sự kết hợp với nhiều điều kiện khác và có tính chất gián tiếp.
- Áp lực không khí: Các chất khí nằm trong dạ dày - ruột sẽ giãn nở khi áp suất này giảm. Kết quả là các cơ bị căng lên, khiến ta ăn kém ngon và quá trình tiêu hóa cũng bị rối loạn. Ngoài ra, khi áp suất khí quyển giảm, cơ hoành bị nâng lên cao, có khả năng gây khó thở và ảnh hưởng tới hoạt động tim mạch. Một số bệnh nhân lao, xơ vữa động mạch... sẽ càng nhạy cảm với sự dao động khí áp. Đặc biệt, khi áp suất khí quyển hạ thấp đột ngột hoặc rất thấp, điện trở của da lớn hơn bình thường rất nhiều và ngược lại.
Những dấu hiệu được cho là hiệu quả của sự thay đổi áp suất khí quyển có thể xuất hiện ngay từ vài giờ trước khi xảy ra những biến chuyển thời tiết liên quan.
Thời tiết luôn luôn là sự diễn biến phối hợp của nhiều yếu tố và sự thay đổi một thành phần này không thể không kéo theo những thay đổi của các thành phần khác liên quan. Bởi vậy, nhiều nhà y học cho rằng hiệu ứng sinh học của thời tiết thường xảy ra trong sự kết hợp với hàng loạt yếu tố khí hậu.
Tế bào và từ trường:
Khi có nhiễu loạn hoặc bão từ, từ trường trái đất có sự biến động rất lớn và rất nhanh. Trương lực nhận cảm của hệ thần kinh thực vật tăng lên, làm tăng quá trình ức chế trong hệ thần kinh trung ương, giảm các phản xạ có và không điều kiện, ảnh hưởng đến trí nhớ và sự linh hoạt. Theo một số thống kê, trong những ngày bão từ, số tai nạn lao động và giao thông cũng tăng lên bất thường.
Với những thiết bị hiện đại, các nhà khoa học đã phát hiện hồng cầu trong máu bệnh nhân tim mạch có biểu hiện dị thường về từ tính. Khảo sát tại nhiều thành phố trên thế giới cho thấy, số ca tử vong đột ngột do bệnh tim mạch trong các ngày nhiễu loạn từ mạnh tăng khoảng 2-2,7 lần so với những ngày khác.
Nhiều người cũng có thể dự đoán được sự thay đổi thời tiết trước mấy giờ, thậm chí vài ngày như một “nhân viên khí tượng” thực thụ. Đó là vì mỗi tế bào của cơ thể đều có liên quan mật thiết với từ trường trái đất. Chung quanh mỗi tế bào và mỗi bộ phận cơ thể đều có một trường điện yếu. Chính trường điện này đã cho phép ghi điện tâm đồ, điện não đồ và tìm ra các điểm hoạt động sinh học trên cơ thể con người. Mọi quá trình diễn ra trong vũ trụ đều gây cho cơ thể những hiện tượng không bình thường về điện khiến một số người nhận biết được.
Thời tiết thường thay đổi thất thường và tác động tới con người qua nhiều yếu tố. Vậy có thể tránh cho cơ thể khỏi bị tác động xấu của thời tiết hay không? Cần biết rằng cơ thể con người có khả năng thích nghi rất cao. Nếu chúng ta chú ý luyện tập thì khả năng thích nghi với thời tiết sẽ tăng lên nhiều.
Theo Đời sống $ Pháp luật.
Khí hậu và sức khỏe cộng đồng
(10-08-2014 08:28)Khả năng xuất hiện El Nino năm 2014
(04-07-2014 05:05)El Nino xuất hiện sẽ gây ra thời tiết khốc liệt
(04-07-2014 05:02)Một cách hình thành sương mù
(27-06-2014 03:53)Thời tiết ảnh hưởng đến sức khỏe như thế nào?
(17-06-2014 02:27)4 triệu euro giảm nhẹ biến đổi khí hậu ở Việt Nam
(16-06-2014 11:26)Tại sao xuất hiện mưa đá vào đỉnh điểm của những đợt nắng nóng?
(09-06-2014 07:14)Ai đã thiết kế các biểu tượng dự báo thời tiết hiện đại?
(30-05-2014 03:47)Ô nhiễm không khí tại châu Á gây nên những cơn bão khủng khiếp
(20-05-2014 07:19)Triển lãm Quốc tế Công nghệ Khí tượng
(16-05-2014 02:44)
Nha Trang | 23-29°C | TP Vinh | 21-26°C |
Đà Nẵng | 23-26°C | TP Hồ Chí Minh | 23-28°C |
Hà Nội | 20-24°C | Cần Thơ | 24-31°C |
BẢN TIN DỰ BÁO THỜI TIẾT THỦY VĂN PHỤC VỤ QUY TRÌNH VẬN HÀNHLIÊN HỒ CHỨA TRÊ LƯU VỰC SÔNG BA (từ 19h/10/11 đến 19h/11/11/2024)
Mực nước hạ lưu sông Ba dao động theo điều tiết của hồ chứa và thủy triều....
Phổ cập bộ nhận diện Ngày Chuyển đổi số
quốc gia năm 2024Phổ cập bộ nhận diện Ngày Chuyển đổi số quốc gia năm 2024...
HIỆN TƯỢNG EL NINO LÀM TRẦM TRỌNG THỜI TIẾT KHÔ NÓNG TẠI NINH THUẬN
Ninh Thuận là một tỉnh có đặc thù là nắng nóng, khô hạn nhất cả nước. Trong năm có hai mùa rõ rệt, với mùa khô kéo dài từ tháng 01 đến tháng 8 và mùa mưa từ tháng 9 đến tháng 12....
Bảo vệ nguồn nước – Hướng tới một tương lai ngày càng tốt đẹp
Nước là nguồn tài nguyên vô cùng quan trọng và cần thiết đối với đời sống của con người cũng như các sinh vật khác trên Trái Đất. Nguồn nước có vai trò quyết định đến các hoạt động sản xuất và sinh...
BẢO VỆ NGUỒN NƯỚC LÀ BẢO VỆ CHÍNH CUỘC SỐNG CHÚNG TA
Nguồn nước, một trong những tài nguyên quý báu nhất của hành tinh, đóng vai trò không thể phủ nhận trong sự sống của mỗi chúng ta và của toàn bộ hệ sinh thái...
ÁP DỤNG CÔNG NGHỆ DỰ BÁO TÁC ĐỘNG TRONG CÔNG TÁC PHÒNG, CHỐNG THIÊN TAI VÀ ỨNG PHÓ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TRÊN KHU VỰC NAM TRUNG BỘ
Dự báo tác động là dự báo dựa trên các tác động có khả năng xảy ra của thời tiết, các thiên tai Khí tượng Thủy văn (KTTV) cho dân sinh, kinh tế và xã hội đối với một lĩnh vực cụ thể và ở một khu vực...
THAY ĐỔI LỐI SỐNG SINH HOẠT CHUNG TAY GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
Biến đổi khí hậu là cụm từ không quá xa lạ với tất cả mọi người, là một vấn đề toàn cầu,...
THÔNG TIN KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN TRONG BẢO VỆ CUỘC SỐNG NGƯỜI DÂN
Hiện nay, Biến đổi khí hậu đang trở nên ngày một rõ ràng và nguy hiểm hơn ở khắp mọi nơi trên thế giới....
CHỦ ĐỀ NGÀY KHÍ TƯỢNG THẾ GIỚI NĂM 2024
“Khí tượng thủy văn tiên phong ứng phó biến đổi khí hậu”...
CHỦ ĐỀ NGÀY KHÍ TƯỢNG THẾ GIỚI NĂM 2024
“Khí tượng thủy văn tiên phong ứng phó biến đổi khí hậu”Tổ chức Khí tượng thế giới (World Meteorological Organization - WMO) đã công bố chủ đề ngày Khí tượng thế giới năm 2024 là “At the frontline of climate action”...