HẢI TRÌNH CHỨA ĐẦY KỶ NIỆM
Đăng 03-09-2014 16:51 bởi Admin tại mục Tin nội bộ (cập nhật lúc 04-09-2014 13:46)
Sau hai ngày háo hức đợi chờ tại Quân cảng Cam Ranh, con tàu mang số hiệu HQ697 cất ba hồi còi vang xa rền rã, nhổ neo rời đất liền hướng về Biển Đông, đưa chúng tôi đến với Quần đảo Trường Sa thân yêu. Hải trình bắt đầu, cảm xúc xao xuyến của người rời xa đất liền xen lẫn sự tò mò khám phá hành trình trên vùng biển quê hương và niềm tự hào của những người sắp được đặt chân lên vùng đất cực Đông xa nhất của Tổ quốc. Đoàn công tác của chúng tôi có tên là đoàn Khí tượng, gồm có năm người: Anh Tràng là lớn tuổi nhất sinh năm sáu ba; anh Cường, anh Trực và tôi sinh năm bảy ba, bảy tư; còn em Dũng sinh năm tám bảy.
Tàu HQ697 trên biển
Thử thách lớn đối với người đi biển là say sóng, tàu to say kiểu tàu to, tàu nhỏ say kiểu tàu nhỏ, tùy theo cấp sóng mà cảm nhận sự say đến mức nào. Trong đoàn Khí tượng của chúng tôi, anh Tràng có kinh nghiệm đi tàu biển dày dạn nhất đã rất hài hước động viên: “Chú cứ yên tâm, dạ dày người say sóng biển hoạt động y hệt máy trộn bê tông, khi nào trộn đủ một mẻ nó mới tự động trút ra ngoài, chứ không trút liên tục đâu mà sợ”. Không thể yên tâm được, tôi tìm gặp quân y để tư vấn, anh Chinh cho biết: “Anh cứ yên tâm, khi bị say sóng là biết ngay, biểu hiện của người say sóng là bắt đầu vã nhiều mồ hôi, sau đó người lạnh toát, mặt tái xanh, đầu đau, rồi tiếp đó là ói liên tục; nếu người bị say sóng sẽ rất khó ngủ và ăn không được dẫn tới sức khỏe suy sụp”. Thấy ai cũng nói “cứ yên tâm” nên tôi cũng tạm yên tâm để mon men tiếp nhận cảm giác của người lần đầu tiên say sóng biển.
Thế rồi cái gì đến nó đã đến, tôi không bị say sóng biển, nên có điều kiện để quan sát mọi điều vô cùng mới và rất lạ. Con tàu ba ngàn tấn hùng dũng trườn mình trên biển với tốc độ khoảng 12 hải lý một giờ, lắc qua lắc lại bồng bềnh êm ái như cái cõng khổng lồ đang đung đưa đung đưa. Trên tàu rất trật tự, ít thấy ai đi lại, đặc biệt là mấy chú lính mới trong đội hình của đơn vị bộ đội công binh nằm úp thìa ngăn nắp và ly bì ngủ; anh Lĩnh quản lý hậu cần nói: “Mấy đứa nó bị say sóng đấy, nhà tàu bọn em cũng còn dính nữa là, nhưng hơi nể đoàn Khí tượng các anh khỏe sóng ai cũng còn tỉnh như sáo”. Theo yêu cầu, mỗi đoàn phối thuộc có một người tham gia phụ bếp cùng với trực nhật của nhà tàu, tôi tự nguyện nhận vị trí này và thấy thú vị với công việc nấu bếp trên tàu biển; gọt bí, nhặt rau, thái thịt… trong sự bồng bềnh lâng lâng và cay nồng của mùi đặc sản khói bếp dầu ngùn ngụt; độ chín của nồi cơm phụ thuộc hoàn toàn vào may rủi, nghiêng tới nghiêng lui nồi canh có còn để ăn hay không đều do khả năng của người ngồi giữ nó…
Sau gần bốn mươi giờ đồng hồ hải lộ bình an, rạng sáng ngày thứ ba trong hành trình con tàu HQ697 đã đưa chúng tôi tới cách Đảo Song Tử Tây gần hai hải lý và hạ neo. Trong làn mưa dông, mảnh đất chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc hiện dần trong mắt chúng tôi; hình ảnh ngọn hải đăng, ngôi chùa và nhà cửa san sát xen cùng màu xanh của cây cối… cảm giác ngẹn ngào khó tả chợt ùa về tràn ngập trong tôi. Anh Nhiên phụ trách thông tin của nhà tàu cho biết: “Hiện nay ở vùng mình gió đang ở mức cấp năm cấp sáu giật cấp bảy cấp tám, có cả mưa dông kèm theo”. Cùng với anh Cường, anh Trực mở máy tính vào mạng hai gờ chờ xem thời tiết; theo Trung tâm dự báo KTTV tại vùng biển Quần đảo Trường Sa đang có hiện tượng thời tiết nguy hiểm trên biển … “trong cơn dông cần đề phòng lốc xoáy và gió giật mạnh”, còn theo Cơ quan Khí tượng Nhật bản thông báo có cơn bão số 11 và 12 vùng Tây bắc Thái bình dương đã hình thành và hoạt động tại vùng biển phía Đông, Đông Nam Philipin có tên Quốc tế là HALONG và NAKRI. Thuyền trưởng Tiến thông báo: “Tình hình sóng gió kiểu này thì các bác còn phải ở lại tàu em cả tuần nữa”.
Đảo Song Tử Tây dần hiện ra
Đúng như lời thuyền trưởng tuyên đoán; bảy ngày có dư, chúng tôi được lưu trú trên cái bập bênh khổng lồ, cần mẫn thụt lên thụt xuống cho cảm giác vừa sờ sợ vừa thinh thích; để đếm những cơn dông và ngắm mưa rơi trong lớp lớp những ngọn núi sóng nhấp nhô xô nhau rồi vỡ òa. Niềm vui không giám đợi chờ bất ngờ đã đến, trong lúc đang phụ bếp cho bữa cơm trưa tôi nghe em Dũng cùng đoàn gọi lớn: “Anh Bình ơi ra mà xem cá heo, nhiều lắm”. Vô cùng hứng khởi tôi vội lau tay vào quần chạy về phòng lấy máy ảnh để “tác nghiệp” ngay kẻo lỡ cơ hội. Hàng trăm con cá heo đua nhau biểu diễn miễn phí một vòng quanh tàu như để chúc mừng chúng tôi một điều gì đó. Những thủy thủ kinh nghiệm trên tàu cho chúng tôi biết: “Khi trời biển đang dông gió mà xuất hiện cá heo là dấu hiệu trời yên biển lặng trong một vài ngày tới”. Cảm ơn đàn cá heo vô cùng, đúng trưa ngày hôm sau chúng tôi nhận được lệnh rời tàu lên đảo bằng xuồng chuyển tải – kết thúc hải trình chứa đầy kỷ niệm.
Cá heo báo hiệu trời yên biển lặng
Người viết: Đặng Thanh Bình
HỘI NGHỊ TỔNG KẾT CÔNG ĐOÀN KHỐI VIỆN – PHÂN VIỆN TRUNG ƯƠNG NĂM 2014.
(18-12-2014 01:58)ĐÀI KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN NINH THUẬN
TỔ CHỨC MITTING KỶ NIỆM NGÀY PHỤ NỮ VIỆT NAM
(22-10-2014 08:18)CHÚC MỪNG NGÀY PHỤ NỮ VIỆT NAM
(22-10-2014 08:01)Cuộc thi tài nấu ăn Đài KTTV tỉnh Phú Yên
(16-09-2014 01:58)-
HẢI TRÌNH CHỨA ĐẦY KỶ NIỆM
(03-09-2014 04:51) VỮNG VÀNG BÁM BIỂN CANH TRỜI NƠI ĐẦU SÓNG
(03-09-2014 04:38)Hội thi Quan trắc viên Khí tượng Thuỷ văn giỏi năm 2014
(06-08-2014 03:11)Tổng Giám đốc Trung tâm Khí tượng Thủy văn quốc gia đến thăm và làm việc với Đài
(18-03-2014 02:48)Tổng kết công tác thi đua năm 2013 và ký kết giao ước thi đua của Khối Thi đua các Viện - Phân Viện Trung ương năm 2014
(11-03-2014 09:29)Lãnh đạo Đài gặp mặt cán bộ viên chức nhân dịp đầu xuân Giáp Ngọ
(07-02-2014 02:39)
Nha Trang | 23-29°C | TP Vinh | 21-26°C |
Đà Nẵng | 23-26°C | TP Hồ Chí Minh | 23-28°C |
Hà Nội | 20-24°C | Cần Thơ | 24-31°C |
BẢN TIN DỰ BÁO THỜI TIẾT THỦY VĂN PHỤC VỤ QUY TRÌNH VẬN HÀNHLIÊN HỒ CHỨA TRÊ LƯU VỰC SÔNG BA (từ 19h/10/11 đến 19h/11/11/2024)
Mực nước hạ lưu sông Ba dao động theo điều tiết của hồ chứa và thủy triều....
Phổ cập bộ nhận diện Ngày Chuyển đổi số
quốc gia năm 2024Phổ cập bộ nhận diện Ngày Chuyển đổi số quốc gia năm 2024...
HIỆN TƯỢNG EL NINO LÀM TRẦM TRỌNG THỜI TIẾT KHÔ NÓNG TẠI NINH THUẬN
Ninh Thuận là một tỉnh có đặc thù là nắng nóng, khô hạn nhất cả nước. Trong năm có hai mùa rõ rệt, với mùa khô kéo dài từ tháng 01 đến tháng 8 và mùa mưa từ tháng 9 đến tháng 12....
Bảo vệ nguồn nước – Hướng tới một tương lai ngày càng tốt đẹp
Nước là nguồn tài nguyên vô cùng quan trọng và cần thiết đối với đời sống của con người cũng như các sinh vật khác trên Trái Đất. Nguồn nước có vai trò quyết định đến các hoạt động sản xuất và sinh...
BẢO VỆ NGUỒN NƯỚC LÀ BẢO VỆ CHÍNH CUỘC SỐNG CHÚNG TA
Nguồn nước, một trong những tài nguyên quý báu nhất của hành tinh, đóng vai trò không thể phủ nhận trong sự sống của mỗi chúng ta và của toàn bộ hệ sinh thái...
ÁP DỤNG CÔNG NGHỆ DỰ BÁO TÁC ĐỘNG TRONG CÔNG TÁC PHÒNG, CHỐNG THIÊN TAI VÀ ỨNG PHÓ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TRÊN KHU VỰC NAM TRUNG BỘ
Dự báo tác động là dự báo dựa trên các tác động có khả năng xảy ra của thời tiết, các thiên tai Khí tượng Thủy văn (KTTV) cho dân sinh, kinh tế và xã hội đối với một lĩnh vực cụ thể và ở một khu vực...
THAY ĐỔI LỐI SỐNG SINH HOẠT CHUNG TAY GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
Biến đổi khí hậu là cụm từ không quá xa lạ với tất cả mọi người, là một vấn đề toàn cầu,...
THÔNG TIN KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN TRONG BẢO VỆ CUỘC SỐNG NGƯỜI DÂN
Hiện nay, Biến đổi khí hậu đang trở nên ngày một rõ ràng và nguy hiểm hơn ở khắp mọi nơi trên thế giới....
CHỦ ĐỀ NGÀY KHÍ TƯỢNG THẾ GIỚI NĂM 2024
“Khí tượng thủy văn tiên phong ứng phó biến đổi khí hậu”...
CHỦ ĐỀ NGÀY KHÍ TƯỢNG THẾ GIỚI NĂM 2024
“Khí tượng thủy văn tiên phong ứng phó biến đổi khí hậu”Tổ chức Khí tượng thế giới (World Meteorological Organization - WMO) đã công bố chủ đề ngày Khí tượng thế giới năm 2024 là “At the frontline of climate action”...