Hệ thống quan sát phục vụ cho một bản tin dự báo thời tiết.
Đăng 18-09-2014 17:44 bởi Admin tại mục Kiến thức KTTV (cập nhật lúc 17-12-2014 16:58)
Hàng ngày bạn được nghe, xem những bản tin thời tiết trên Radio, truyền hình, báo chí, vậy có bao giờ bạn thử hỏi làm thế nào để có một bản tin thời tiết?
Câu trả lời dễ hiểu nhất là bao gồm 2 quá trình đó là quan trắc (quan sát) và phân tích dự báo. Trong giới hạn bài này, mình sẽ giới thiệu với các bạn về tính qui mô và hiện đại của hệ thống quan trắc phục vụ cho những bản tin thời tiết.
Một nhân viên Khí tượng quan trắc số liệu
Các nhân viên Khí tượng đang thảo luận để cho ra những bản tin thời tiết.
Trước tiên, chúng ta biết rằng thời tiết và khí hậu là không có giới hạn, diễn ra trên toàn cầu vì vậy việc quan sát và theo dõi chúng cũng được tiến hành trên khắp thế giới từ nơi đông dân cư đến nơi vắng người, từ miền núi xuống miền biển…và một điều nữa ít được biết đến là có sự thống nhất về thời gian quan sát trên toàn thế giới hay hệ thống chuyên ngành gọi là Obs quan trắc. Đúng giờ quy định thì tất cả các nhân viên quan trắc khí tượng trên toàn thế giới tức là lên tới hàng ngàn người đều sẽ tiến hành cùng lúc đo đạc các yếu tố với Obs chính là vào các giờ 1, 7, 13, 19h Việt Nam hay 00, 06, 12, 18h GMT.
Tổng quan hệ thống thu thập số liệu Khí tượng toàn cầu
Tiếp đến là chúng ta tìm hiểu về hệ thống quan sát, thu thập số liệu và phân tích dự báo để phục vụ cho một bản tin thời tiết. Dưới đây là hình ảnh tổng quan của toàn bộ hệ thống.
Trong toàn bộ hệ thống, các công cụ được triển khai trên đất liền, trên biển, trên không và trong không gian vũ trụ. Trong đó được xem như xương sống của hệ thống là khoảng 11.000 trạm trên mặt đất với hơn 3000 trạm tự động. Hơn 900 trạm khí tượng cao không, khoảng 3000 máy bay thương mại tự động cung cấp dữ liệu đều đặn trong các chuyến bay. Trên biển có khoảng 6000 tàu thuyền, 1000 phao trôi, 300 phao neo đậu được trang bị dụng cụ để quan sát số liệu khí tượng và hải dương. Đặc biệt là hệ thống quan sát trong không gian với 5 vệ tinh cực và 6 vệ tinh địa tĩnh. (Theo số liệu của Tổ chức Khí tượng Thế giới năm 2007, hiện nay thống kê trên còn tăng lên rất nhiều).
Mỗi một thành phần trong hệ thống có ưu và nhược điểm khác nhau, bổ sung cho nhau để tạo nên một hệ thống hoàn thiện phục vụ cho những bản tin thời tiết tốt nhất, thực tế nhất phục vụ cộng đồng.
Ví dụ: Hệ thống các trạm khí tượng bề mặt nhiệt độ không khí, tốc độ gió, hướng gió, lượng mưa, che phủ của mây, độ ẩm, ánh nắng mặt trời; các máy bay và bóng thám không cung cấp số liệu nhiệt và gió của khí quyển trên cao; vệ tinh gởi về Trái đất những hình ảnh trực quan nhất về thời tiết hiện tại rất cần thiết cho việc dự báo và cảnh báo; những hình ảnh của thiết bị Rada cho phép chúng ta phát hiện những yếu tố thời tiết nguy hiểm, và đặc biệt hiệu quả trong việc cảnh báo những hiện tượng nguy hiểm phát triển nhanh chóng như dông, lốc xoáy….vv
Ảnh vệ tinh cho thấy hình ảnh tổng quan thực tế của một cơn bão trên Biển Đông
Ảnh Rada cho phép phát hiện những ổ mây dông trên khu vực
vùng núi phía Tây tỉnh Khánh Hòa.
Cuối cùng, trên thế giới nói chung và nước ta hiện nay nói riêng, hệ thống trang thiết bị và cả con người Khí tượng thủy văn đang từng bước được cải thiện theo hướng hiện đại và chuyên nghiệp hơn, vì vậy hy vọng trong tương lai không xa nữa những bản tin thời tiết sẽ ngày càng thiết thực hơn, có ích hơn nữa trong đời sống của chúng ta.
Đặng Thị Quyên
Phòng Thông Tin và Dữ Liệu
Bảy loại sét phổ biến trên trái đất
(28-11-2014 11:53)Thời tiết vui : Sương mù trong chai
(19-11-2014 07:49)Dịch vụ Khí tượng Thủy văn góp phần giữ gìn tính mạng và tài sản của nhân dân.
(02-10-2014 01:22)Hệ thống quan sát phục vụ cho một bản tin dự báo thời tiết.
(18-09-2014 05:44)KHI NÀO THÌ CÓ BẢN TIN CẢNH BÁO LŨ, TIN LŨ, TIN LŨ KHẨN CẤP ...
(25-07-2014 09:58)Giới thiệu về thiết bị đo mưa tự động VH-022R
(13-03-2014 10:06)
Nha Trang | 23-29°C | TP Vinh | 21-26°C |
Đà Nẵng | 23-26°C | TP Hồ Chí Minh | 23-28°C |
Hà Nội | 20-24°C | Cần Thơ | 24-31°C |
BẢN TIN DỰ BÁO THỜI TIẾT THỦY VĂN PHỤC VỤ QUY TRÌNH VẬN HÀNHLIÊN HỒ CHỨA TRÊ LƯU VỰC SÔNG BA (từ 19h/10/11 đến 19h/11/11/2024)
Mực nước hạ lưu sông Ba dao động theo điều tiết của hồ chứa và thủy triều....
Phổ cập bộ nhận diện Ngày Chuyển đổi số
quốc gia năm 2024Phổ cập bộ nhận diện Ngày Chuyển đổi số quốc gia năm 2024...
HIỆN TƯỢNG EL NINO LÀM TRẦM TRỌNG THỜI TIẾT KHÔ NÓNG TẠI NINH THUẬN
Ninh Thuận là một tỉnh có đặc thù là nắng nóng, khô hạn nhất cả nước. Trong năm có hai mùa rõ rệt, với mùa khô kéo dài từ tháng 01 đến tháng 8 và mùa mưa từ tháng 9 đến tháng 12....
Bảo vệ nguồn nước – Hướng tới một tương lai ngày càng tốt đẹp
Nước là nguồn tài nguyên vô cùng quan trọng và cần thiết đối với đời sống của con người cũng như các sinh vật khác trên Trái Đất. Nguồn nước có vai trò quyết định đến các hoạt động sản xuất và sinh...
BẢO VỆ NGUỒN NƯỚC LÀ BẢO VỆ CHÍNH CUỘC SỐNG CHÚNG TA
Nguồn nước, một trong những tài nguyên quý báu nhất của hành tinh, đóng vai trò không thể phủ nhận trong sự sống của mỗi chúng ta và của toàn bộ hệ sinh thái...
ÁP DỤNG CÔNG NGHỆ DỰ BÁO TÁC ĐỘNG TRONG CÔNG TÁC PHÒNG, CHỐNG THIÊN TAI VÀ ỨNG PHÓ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TRÊN KHU VỰC NAM TRUNG BỘ
Dự báo tác động là dự báo dựa trên các tác động có khả năng xảy ra của thời tiết, các thiên tai Khí tượng Thủy văn (KTTV) cho dân sinh, kinh tế và xã hội đối với một lĩnh vực cụ thể và ở một khu vực...
THAY ĐỔI LỐI SỐNG SINH HOẠT CHUNG TAY GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
Biến đổi khí hậu là cụm từ không quá xa lạ với tất cả mọi người, là một vấn đề toàn cầu,...
THÔNG TIN KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN TRONG BẢO VỆ CUỘC SỐNG NGƯỜI DÂN
Hiện nay, Biến đổi khí hậu đang trở nên ngày một rõ ràng và nguy hiểm hơn ở khắp mọi nơi trên thế giới....
CHỦ ĐỀ NGÀY KHÍ TƯỢNG THẾ GIỚI NĂM 2024
“Khí tượng thủy văn tiên phong ứng phó biến đổi khí hậu”...
CHỦ ĐỀ NGÀY KHÍ TƯỢNG THẾ GIỚI NĂM 2024
“Khí tượng thủy văn tiên phong ứng phó biến đổi khí hậu”Tổ chức Khí tượng thế giới (World Meteorological Organization - WMO) đã công bố chủ đề ngày Khí tượng thế giới năm 2024 là “At the frontline of climate action”...