Ninh Thuận chủ động tăng cường chủ động quản lý tốt môi trường nước hệ thống lưu vực sông cái Phan Rang

Đăng 18-03-2016 09:27 bởi Admin tại mục Tin ngành (cập nhật lúc 18-03-2016 09:29)

Hinh-anh

 Những thách thức trong bảo vệ môi trường nước ở lưu vực sông cái Phan rang, đặc biệt là khu vực trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận là vô cùng cấp thiết đối với sự phát triển bền vững ở khu vực này.

Description: E:\MYLOI_11_8\BWE\Ninh Thuận\Sông Cái\tài liệu cập nhật\Ban Do_SongCai\BD_Hethongsongngoi.png
Áp lực và thách thức
Sông Cái Phan Rang có chiều dài khoảng 120 km, bắt đầu ở huyện Khánh Sơn, tỉnh Khánh Hòa, tỉnh Lâm Đồng và kết thúc tại phường Đông Hải, Tp.Phan Rang - Tháp Chàm. Tọa độ cửa sông đổ ra biển là (X: 1275670m; Y: 584706m). Đóng vai trò là con sông huyết mạch của toàn tỉnh, dòng chính sông Cái có chức năng cung cấp nước tưới cho SXNN, phục vụ các hoạt động dân sinh kinh tế, du lịch, điều tiết dòng chảy, tiêu thoát lũ.
 
Dòng chảy năm trên lưu vực sông Cái Phan Rang chịu sự chi phối trực tiếp của mưa năm. Lượng mưa trên lưu vực phân bố không đều theo không gian và thời gian, do đó, chế độ dòng chảy cũng biến động theo không gian và thời gian. Mô đun dòng chảy năm trung bình lưu vực chỉ khoảng 20 l/s.km2, khu vực ven biển chỉ khoảng 5 l/s.km2. Các vùng núi cao sườn dốc ở thượng nguồn có mô đun dòng chảy lớn hơn nhiều so với vùng hạ du từ 4 đến 5 lần.
Ảnh hưởng của thuỷ triều vịnh Phan Rang lên chế độ thủy văn sông Cái không lớn, chỉ vào sâu 4-6 km tính từ cửa biển. Hàng năm, mùa lũ trên lưu vực thường bắt đầu chậm hơn mùa mưa khoảng 2 đến 3 tháng, từ tháng 9 đến tháng 12, với lượng dòng chảy chiếm khoảng 70-80% lượng nước cả năm. Đáng lưu ý là sông Cái Phan Rang có một hệ thống các sông nhánh phân bố theo dạng chùm rễ cây khiến lũ tập trung nhanh. Ngoài dòng chảy tự nhiên sinh ra từ mưa, từ 1962, sông Cái còn nhận thêm lượng nước xả từ nhà máy thủy điện Đa Nhim liên tục cho đến nay.
Nguồn nước mặt sau nhà máy thuỷ điện Đa Nhim được điều tiết thông qua hồ chứa Đa Nhim. Tuy nhiên, nhiệm vụ chính của nhà máy đến nay vẫn là phát điện nên nguồn nước bổ sung cho lưu vực sông Cái Phan Rang hiện nay còn phụ thuộc chủ yếu vào sự vận hành của ngành điện. Do đó, về động thái, nguồn nước mặt trên lưu vực phụ thuộc vào chế độ mưa trong khi dòng chảy về mùa mưa đáp tương đối đủ cho các hộ dùng nước hiện trạng nhưng ngược lại mùa khô dòng chảy nhiều sông suối bị khô kiệt gây ra hiện tượng thiếu hụt nguồn nước phục vụ hoạt động dân sinh, kinh tế.
Thực tế tỉnh Ninh thuận đã có nhiều giải pháp thiết thực bảo vệ môi trường nước ở đây như: đầu tư cho công tác kiểm soát và xử lý nguồn gây ô nhiễm môi trường nước; triển khai quyết liệt việc thanh tra, kiểm tra, phát hiện và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm về bảo vệ môi trường nước; tuyên truyền giáo dục, nâng cao nhận thức và trách nhiệm của các doanh nghiệp cũng như người dân địa phương…Nhờ đó, chất lượng môi trường nước phần nào được cải thiện, nhất là tại các khu công nghiệp.
Tuy nhiên, áp lực và những thách thức trong bảo vệ môi trường nước ở lưu vực sông Cái Phan Rang; đặc biệt là khu vực hạ lưu, địa phận TP Phan rang ven biển vẫn tiếp tục gia tăng và ngày càng lớn. Nguyên nhân chính là do sự gia tăng rác thải tự nhiên, các nhà máy ở thượng nguồn dẫn đến gia tăng lượng nước thải;  việc lạm dụng quá mức các loại phân bón, hóa chất trong sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp; sự gia tăng đột biến lượng nước thải và các chất thải rắn vào môi trường tự nhiên, gây ra hậu quả nặng nề đối với môi trường nước.
Tình trạng nước ô nhiễm ở hệ thống sông Cái Phan Rang sẽ có tác hại nghiêm trọng đến đất đai và canh tác nông nghiệp, nhất là trong bối cảnh tình trạng nước biển dâng và điều kiện thời tiết cực đoan do BĐKH gây ra. Trong khi đó, 80% lượng nước sử dụng trong canh tác nông nghiệp ở tỉnh là nước mặt của sông Cái Phan Rang. Do vậy, việc tăng cường quản lý chất lượng nước của hệ thống sông này là hết sức cấp thiết và có vai trò quan trọng đối với sự phát triển bền vững ở tỉnh.
Quản lý đồng bộ môi trường nước
Thực trạng môi trường nước ở lưu vực sông Cái Phan Rang hiện nay cho thấy cần thiết phải ngăn chặn mức độ gia tăng ô nhiễm, từng bước cải thiện và nâng cao chất lượng nước của hai hệ thống sông. Đồng thời, xây dựng mô hình quản lý môi trường nước trong lưu vực sông phù hợp với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, gìn giữ cảnh quan thiên nhiên đặc trưng; gắn quyền lợi của người khai thác, sử dụng tài nguyên nước với nghĩa vụ bảo vệ môi trường phục vụ phát triển bền vững.
Để làm được như vậy, cần xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện có hiệu quả cơ chế phối hợp liên ngành về quản lý chất lượng nước trên hai hệ thống sông Cái Phan Rang; Hoàn thành việc xử lý triệt để các cơ sở, doanh nghiệp gây ô nhiễm môi trường nước nghiêm trọng và ngăn chặn có hiệu quả mức độ gia tăng ô nhiễm thuộc lưu vực hệ thống sông.
Đồng thời, xây dựng mạng lưới quan trắc đủ khả năng cung cấp các thông tin cho phân tích, đánh giá hiện trạng các nguồn gây ô nhiễm môi trường nước, dự báo, cảnh báo thiên tai, lũ lụt, hạn hán và xâm nhập mặn; xây dựng các kịch bản phát triển kinh tế - xã hội cho khu vực hệ thông sông trên cơ sở cập nhật chi tiết các kịch bản BĐKH và nước biển dâng; xây dựng các khu xử lý rác thải rắn và tổ chức thu gom đạt 95% khối lượng chất thải rắn sinh hoạt.
Đặc biệt, chú trọng xây dựng khu xử lý nước thải sinh hoạt tập trung đạt mục tiêu 75% lượng nước thải sinh hoạt được xử lý đạt tiêu chuẩn môi trường nước trước khi thải ra hệ thống sông ngòi. Xây dựng được mô hình xã hội hóa công tác bảo vệ môi trường nước trong lưu vực.
 Ngoài ra, kiểm soát chặt chẽ việc sản xuất và sử dụng hóa chất, nhất là các chất nguy hại; hạn chế tối đa việc sản xuất sử dụng thuốc bảo vệ thực vật gây ô nhiễm môi trường; tăng cường vận động và nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường từ đó tạo sự đồng thuận và hợp tác chặt chẽ của doanh nghiệp cũng như người dân với các cơ quan chính quyền trong công tác bảo vệ môi trường nước trong lưu vực sông.
Người đưa tin: Nguyễn Sĩ Thoại
 
Đã xem 5999 lần BackPrintTop
Thời tiết trong nước
Nha Trangi23-29°C TP Vinhi21-26°C
Đà Nẵngi23-26°C TP Hồ Chí Minhi23-28°C
Hà Nộii20-24°C Cần Thơi24-31°C
Thời tiết quốc tế
Ảnh Ra đa
anh rada
Ảnh vệ tinh
anh ve tinh
Mô hình DB
mo hinh du bao
Hỗ trợ trực tuyến

 lien he 01 
Phòng Thông tin và Dữ liệu. Điện thoại: 058.3829639
Mobile: 0935560234
Bài viết mới
Hình ảnh
  • khi tuong thuy van...
  • khi tuong thuy van...
  • khi tuong thuy van...
  • khi tuong thuy van...
  • khi tuong thuy van...
  • khi tuong thuy vanHội nghị Công đoàn bộ phận KTTV Khánh Hòa giữa nhiệm kỳ 2012-2017