KHÔ HẠN LÀM GIA TĂNG TÌNH TRẠNG THOÁI HÓA ĐẤT VÀ HOANG MẠC HÓA Ở NINH THUẬN

Đăng 16-04-2016 18:29 bởi Admin tại mục Tin ngành (cập nhật lúc 16-04-2016 18:31)

Hinh-anh

             Thoái hóa đất và hoang mạc hóa cũng là một trong những vấn đề môi trường và tài nguyên thiên nhiên mà con người đang phải đối mặt và giải quyết để phát triển nền kinh tế nông nghiệp bền vững hiện nay. Hiện tượng này là một trong những loại hình thiên tai đang xảy ra ở Việt Nam với mức độ gây thiệt hại rất lớn cho môi trường, kinh tế, xã hội mà nguyên nhân cơ bản là do hạn hán. Quá trình này đang diễn ra mạnh mẽ ở cả quy mô và cường độ tại tỉnh Ninh Thuận, nơi đang phải gánh chịu hạn hán gay gắt.

              Vấn đề cơ bản của hoang mạc hóa ở Việt Nam đáng kể nhất là hạn hán, thoái hóa đất và cồn cát di động theo mùa gió trong năm. Trong đó, các tỉnh duyên hải Miền Trung, nhất là Ninh Thuận, Bình Thuận được xem là bị tác động mạnh nhất của quá trình di chuyển cồn cát vùng ven biển. Như vậy, quá trình hình thành, diễn tiến thoái hóa đất, hoang mạc hóa bị chi phối bởi quá trình tự nhiên và xã hội. Các quá trình này sẽ diễn ra mạnh hơn, nhanh hơn cả về cấp độ và khu vực bị ảnh hưởng khi chịu tác động của nắng nóng-nhiệt độ cao, khô hạn kéo dài, xâm nhập mặn gây nên bởi biến đổi khí hậu.

             Nếu không có những biện pháp cụ thể và quyết liệt, tình trạng hoang mạc hóa sẽ còn gây tác động đến môi trường sinh thái và môi trường sống trong nhiều năm sau. Hoang mạc hóa đất không chỉ làm làm suy kiệt tài nguyên sinh vật mà còn tác động tiêu cực đến đời sống an sinh xã hội. Trong đó, rõ nét nhất là làm giảm diện tích đất canh tác nông, ngư nghiệp, gây khó khăn trong đời sống sản xuất của người dân trong vùng khô hạn. Ngoài ra, hoang mạc hóa đất đai còn khiến cho nguồn lương thực và nguồn nước bị cạn kiệt nghiêm trọng hơn, gây ra sự bất ổn cho xã hội.

             Trong ba năm liên tiếp từ năm 2014 đến nay tình hình hạn hán đã diễn ra trên khu vực tỉnh Ninh Thuận do tác động của hiện tượng El Nino. Lượng mưa năm 2014, 2015 thiếu hụt: 20-50%; và trong năm 2016, thời gian từ đầu năm đến nay hầu hết các khu vực trong tỉnh Ninh Thuận đều không mưa. Với tình hình hạn hán khốc liệt như hiện nay làm cho lớp phủ thực vật đã chết khô hoàn toàn, bên cạnh đó một số cây thân gỗ có độ tuổi hàng chục năm cũng khô chết một phần. Với hiện trạng của bề mặt rất dễ bị tổ thương do lớp phủ thực vật bị hạn chế tác dụng vì đã chết, cộng thêm sự khô hạn trong mùa khô và sự rửa trôi trong mùa mưa sẽ làm suy thoái đất và đá ong hóa trên phạm vi lớn. Quá trình này không sớm được khắc phục sẽ làm cho tình trạng thoái hóa đất và hoang mạc hóa diễn ra ở mức độ phi mã.                                                                                                               

 Đặc biệt, tình trạng phá rừng, đốt nương trong mùa khô hanh như hiện nay là vô cùng nguy hiểm, chỉ cần một mồi lửa sẽ có thể hủy hoại cả cánh rừng trong chốc lát. Việc hủy diệt lớp phủ thực vật do các hoạt động của con người gây ra làm cho diện tích rừng ngày càng thu hẹp, độ che phủ thảm thực vật thấp, là nguyên nhân gây ra tình trạng suy giảm lượng nước ngầm trong mùa khô, gia tăng cường độ cũng như tần suất lũ quét, lũ lụt trong mùa mưa, làm cho sự xói mòn và thoái hóa đất diễn ra nghiêm trọng, gia tăng diện tích đất trống đồi núi trọc.                                                                                                        

    Khu vực rừng thuộc xã Phước Bình – Bác Ái

              Lập kế hoạch sản xuất, quy hoạch sử dụng đất chỉ dựa trên việc đáp ứng các nhu cầu và lợi ích trước mắt, không tính đến tác hại lâu dài về môi trường sinh thái cũng là nguyên nhân của sự thoái hóa đất và hoang mạc hóa. Vì vậy, biện pháp nền tảng hiện nay là đảm bảo việc sử dụng các biện pháp thu trữ nước; xác lập phương thức sản xuất nông-lâm-thủy sản phù hợp với từng tiểu vùng sinh thái; xác định nhóm cây trồng vật nuôi phù hợp với đặc tính chịu hạn; lựa chọn thời vụ canh tác phù hợp, tránh được hạn hán gay gắt; lựa chọn các biện pháp canh tác phù hợp; áp dụng những tiến bộ khoa học-công nghệ, kỹ thuật sinh học trong sản xuất nông nghiệp, như thay đổi biện pháp canh tác, bố trí lại cơ cấu cây trồng, vật nuôi, tưới nước tiết kiệm, sử dụng các chế phẩm sinh học trong phát triển nông-lâm nghiệp. Khai thác hợp lý đất đai và tài nguyên vùng khô hạn sẽ góp phần cải tạo vùng hoang mạc, bảo vệ đa dạng sinh học, hệ sinh thái tự nhiên, nền tảng của du lịch sinh thái, là một loại hình du lịch rất phổ biến khai thác được thế mạnh riêng của địa phương. Đây cũng là giải pháp căn bản để hạn chế và khắc phục sự thoái hóa đất và hoang mạc hóa hiện nay, nhằm nâng cao sức sản xuất của đất, phục hồi, bảo tồn và quản lý bền vững tài nguyên đất, nước và cải thiện cuộc sống cộng đồng dân cư. Như vậy, giải pháp thích ứng là cộng đồng dân cư phải chọn phương thức sản xuất và các giải pháp kỹ thuật phù hợp trên cơ sở kết hợp kinh nghiệm truyền thống và khoa học kỹ thuật tiên tiến nhằm hạn chế các yếu tố bất lợi, phát huy lợi thế sẵn có để phát triển bền vững. Các giải pháp thích ứng lựa chọn cần được duy trì bằng một chính sách hỗ trợ phù hợp và ổn định.

             Dựa trên các dự báo và cảnh báo về hiện tượng hạn hán kéo dài, mức độ khắc nghiệt của hạn do ảnh hưởng của hiện tượng El Nino sẽ giúp các địa phương, nhất là các khu vực thường xảy ra hạn hán kéo dài như tỉnh Ninh Thuận, biết trước khả năng xảy ra khô hạn để có phương án phòng chống hữu hiệu. Xây dựng chiến lược ứng phó hiệu quả với hiện tượng thiên tai thoái hóa đất và hoang mạc hóa mang tính hủy diệt, diễn biến âm thầm và liên tục theo thời gian.

 Người viết bài: Bùi Văn Thọ

  

Đã xem 14178 lần BackPrintTop
Thời tiết trong nước
Nha Trangi23-29°C TP Vinhi21-26°C
Đà Nẵngi23-26°C TP Hồ Chí Minhi23-28°C
Hà Nộii20-24°C Cần Thơi24-31°C
Thời tiết quốc tế
Ảnh Ra đa
anh rada
Ảnh vệ tinh
anh ve tinh
Mô hình DB
mo hinh du bao
Hỗ trợ trực tuyến

 lien he 01 
Phòng Thông tin và Dữ liệu. Điện thoại: 058.3829639
Mobile: 0935560234
Bài viết mới
Hình ảnh
  • khi tuong thuy van.....
  • khi tuong thuy van...
  • khi tuong thuy van...
  • khi tuong thuy van...
  • khi tuong thuy van...
  • khi tuong thuy van...