KHẢ NĂNG XÂM NHẬP MẶN VÙNG HẠ LƯU SÔNG CÁI PHAN RANG 

Đăng 11-05-2016 11:11 bởi Admin tại mục Tin nội bộ (cập nhật lúc 11-05-2016 11:15)

Hinh-anh

            Xâm nhập mặn là hiện tượng nước mặn với nồng độ mặn bằng 40/00 xâm nhập sâu vào nội đồng khi xảy ra triều cường, nước biển dâng hoặc cạn kiệt nguồn nước ngọt. Đối với các cửa sông tiếp giáp với biển, hiện tượng xâm nhập mặn từ biển vào sông xảy ra khá phổ biến, đặc biệt vào mùa kiệt. Khi đó lượng nước từ sông đổ ra biển giảm thấp, thủy triều từ biển sẽ mang nước mặn lấn sâu vào lòng sông làm nước sông bị nhiễm mặn. Nồng độ mặn sẽ giảm dần khi càng tiến sâu vào đồng bằng.

Mức độ xâm nhập mặn vào sâu trong sông phụ thuộc vào nhiều yếu tố: Lượng nước từ thượng nguồn đổ về, lưu lượng càng giảm, nước mặn càng tiến sâu vào đất liền. Biên độ triều vùng cửa sông: vào giai đoạn triều cường, nước mặn càng lấn sâu vào. Địa hình: Địa hình bằng phẳng là yếu tố thuận lợi cho sự xâm nhập mặn. Các yếu tố khí tượng: gió từ biển hướng vào đất liền, nhiệt độ cao, mưa ít... sẽ là tác nhân làm mặn lấn sâu vào nội địa. Hoạt động kinh tế của con người: Việc lấy nước nhiều vào mùa khô (cả nước mặt và nước ngầm) sẽ làm mặn đi vào vào đất liền nhiều hơn.
Đối với khu vực tỉnh Ninh Thuận, do chịu ảnh hưởng của hiện tượng El Nino mạnh, nên tình hình hạn hán diễn biến gay gắt ngay từ đầu năm 2016, trong gần bốn tháng qua chủ yếu các khu vực không mưa. Kết hợp với lượng mưa mùa mưa năm 2015 thấp hơn nhiều so với TBNN nên các hồ chứa trong từ đầu năm đã ở mức thấp hơn nhiều so với mực nước dâng bình thường; các sông suối nhỏ bị tắt dòng. Tính đến thời điểm cuối tháng 4/2016 các khu vực trong tỉnh đã xảy ra tình trạng hạn hán nghiêm trọng tương tự năm 2015.
Trên sông Cái Phan Rang, mực nước và lượng dòng chảy tại Trạm Thủy văn Tân Mỹ luôn được duy trì ở mức xấp xỉ trung bình nhiều năm, nhờ có sự bổ sung nguồn nước đáng kể từ hồ Đơn Dương (Lâm Đồng) qua Nhà máy Thủy điện Đa Nhim. Tuy nhiên do điều tiết nước phục vụ sản xuất nông nghiệp của các hệ thống thủy lợi Nha Trinh, Lâm Cấm và sự tổn thất do các yếu tố thời tiết khắc nghiệt; nên lượng dòng chảy qua đập dâng Lâm Cấm kể từ nửa cuối tháng ba đến hiện nay hầu như không còn.
            Chính vì vậy, vùng hạ lưu sông Cái Phan Rang đoạn từ đập dâng Lâm Cấm tới cửa Đông Hải chỉ còn lượng dòng chảy ít ỏi do nhập lưu của sông Lu và sông Quao; chế độ thủy văn phụ thuộc chủ yếu do hoạt động của thủy triều. Dẫn đến khả năng xâm nhập mặn xảy ra mạnh mẽ tại khu vực này. Trong đó, đoạn từ cầu Đạo Long 2 tới Cầu Móng, là vùng nhạy cảm với khả năng xâm nhập mặn; những thời điểm triều cường, mực nước đỉnh triều lớn mức độ xâm nhập mặn có thể lan truyền đến vị trí gần Cầu Móng và giảm dần tùy thuộc vào biên độ thủy triều.
            Chúng ta cần lưu ý theo dõi chế độ hoạt động của thủy triều khi xử dụng nguồn nước nước vùng hạ lưu sông Cái Phan Rang phục vụ sinh hoạt và sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là khu vực từ cầu Đạo Long 2 tới Cầu Móng. Theo kết quả tính toán, những ngày có xuất hiện mực nước thủy triều lớn trong tháng 5/2016 bao gồm: Từ ngày 09 đến ngày 13 và từ ngày 24 đến ngày 28. Bên cạnh việc xử dụng các biện pháp công trình lâu dài trong tương lai; chúng ta cần tăng cường công tác quan trắc độ nhiễm mặn, đánh giá chất lượng nguồn nước và xây dựng phương án dự báo khả năng xâm nhập mặn cho vùng hạ lưu sông Cái Phan Rang.
Hiện tượng xâm nhập mặn từ biển vào lòng sông vùng cửa sông
 
Người viết bài: Đặng Thanh Bình
 
Đã xem 6188 lần BackPrintTop
Thời tiết trong nước
Nha Trangi23-29°C TP Vinhi21-26°C
Đà Nẵngi23-26°C TP Hồ Chí Minhi23-28°C
Hà Nộii20-24°C Cần Thơi24-31°C
Thời tiết quốc tế
Ảnh Ra đa
anh rada
Ảnh vệ tinh
anh ve tinh
Mô hình DB
mo hinh du bao
Hỗ trợ trực tuyến

 lien he 01 
Phòng Thông tin và Dữ liệu. Điện thoại: 058.3829639
Mobile: 0935560234
Bài viết mới
Hình ảnh
  • khi tuong thuy van...
  • khi tuong thuy van...
  • khi tuong thuy van...
  • khi tuong thuy van...
  • khi tuong thuy van...
  • khi tuong thuy vanĐoàn tư vấn Phần Lan 7