NƯỚC THẢI ĐANG BÁO ĐỘNG, CON NGƯỜI CẦN PHẢI HÀNH ĐỘNG

Đăng 21-03-2017 14:19 bởi Admin tại mục Tin nội bộ (cập nhật lúc 22-03-2017 14:16)

Hinh-anh

         Nước là nhu cầu thiết yếu đối với sản xuất và cuộc sống. Nước do thiên nhiên ban tặng, là nguồn tài nguyên vô tận mà quốc gia nào cũng có. Tuy nhiên, thực trạng ô nhiễm nguồn nước đang vượt khỏi khả năng kiểm soát do sự gia tăng dân số, mặt trái của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, cơ sở hạ tầng yếu kém, lạc hậu; nhận thức của người dân về vấn đề môi trường còn chưa cao…khiến nguồn “vàng trắng” trở thành một vấn đề báo động toàn cầu cả về số lượng và chất lượng.

Trên thế giới, hiện nay vấn đề nước thải, ô nhiễm đang là vấn đề báo động. Đặc biệt là các nước phát triển, song song với sự phát triển thì các khu công nghiệp, nhà máy… đã thải ra môi trường hàng loạt các loại chất thải vô cùng độc hại làm cho nguồn nước bị ô nhiễm trầm trọng. Ví dụ như, ở Sukinda của Ấn Độ, các nữ công nhân phải tiếp xúc với nước nhiễm bẩn cực nặng dẫn đến hậu quả là tình trạng vô sinh, thai nhi bị dị tật và chết lưu. Năm 1984, tại Bhopan (Ấn Độ) là nơi đã xảy ra một tai nạn kinh hoàng khi nhà máy sản xuất nước trừ sâu đã thải ra ngoài môi trường 40 tấn khí độc gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe của hàng trăm nghìn người dân và khiến 15.000 người tử vong. Năm 2000, vụ tai nạn hầm mỏ xảy ra tại công ty Aurul của Rumani đã thải ra 50 – 100 tấn xianu và kim loại nặng vào dòng sông gần đó đã khiến các loại thủy sản chết hàng loạt, tổn hại đến hệ thực vật và làm bẩn nguồn nước sạch, ảnh hưởng đến cuộc sống của 2,5 triệu người.
            Tại Việt Nam, mặc dù các cấp, các ngành đã có nhiều cố gắng trong việc thực hiện chính sách và pháp luật về bảo vệ môi trường, nhưng tình trạng ô nhiễm nước do nước thải vẫn đang là vấn đề rất đáng lo ngại. Qua số liệu thống kê của Bộ Tài Nguyên và Môi trường cho thấy hàng năm có khoảng 70% chất thải đổ ra biển và các con sông có nguồn gốc từ các nhà máy, xí nghiệp, khu dân cư, bệnh viện, sản xuất nông nghiệp, 30% số nhà máy, xí nghiệp xả thải trực tiếp ra môi trường không qua xử lý…Hậu quả chung của tình trạng ô nhiễm nước là tỉ lệ người mắc các bệnh cấp và mãn tính như viêm da, tiêu hóa, tiêu chảy và ung thư ngày các cao. Theo một nghiên cứu, tại một số địa phương ở Việt Nam, trường hợp bệnh nhân mắc các bệnh ung thư, viêm nhiễm phụ khoa, chiếm từ 40 – 50%, nguyên nhân là do từng sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm. Còn theo một đánh giá khác của Bộ Y Tế và Bộ Tài nguyên và Môi trường, thì cho rằng trung bình mỗi năm ở Việt Nam có khoảng 9000 người tử vong vì nguồn nước và điều kiện vệ sinh kém, gần 200.000 trường hợp mắc bệnh ung thư mới phát hiện, mà một trong những nguyên nhân không do đâu khác mà chính là do sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm.
            Đối với khu vực Nam Trung Bộ, tại hạ lưu một số con sông lớn như sông Kôn tỉnh Bình Định, sông Ba tỉnh Phú Yên cũng đang có dấu hiệu bị ô nhiễm hữu cơ, mức độ ô nhiễm tăng cao hơn vào các tháng mùa khô. Chất lượng nước ven bờ của nước ta nói chung và 5 tỉnh khu vực Nam Trung Bộ nói riêng đã bắt đầu có dấu hiệu bị ô nhiễm do áp lực của sự gia tăng dân số, phát triển đô thị, công nghiệp, du lịch ven biển và hoạt động hàng hải, khai thác nuôi trồng hải sản, tại các khu vực cảng biển hoặc nơi tập trung nhiều phương tiện giao thông thủy đã có dấu hiệu bị ô nhiễm dầu mỡ. Đặc biệt, trong những năm gần đây, các bãi biển dọc các tỉnh Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận hiện tượng thủy triều đỏ đã xuất hiện gây nhiều hậu quả khá nghiêm trọng đến tài nguyên sinh vật và môi trường. Ví dụ như, vùng biển Bình Thuận từng ghi nhận có ba đợt thủy triều đỏ tăng đột biến vào các năm 2002, 2004 và 2008 còn các năm khác vẫn có xuất hiện nhưng ảnh hưởng không đáng kể do quy mô nhỏ.
Nhận thức được những tồn tại trong thực tế và các thách thức trong tương lai đối với quản lý tài nguyên nước, ngành nước cần có những thay đổi về tổ chức, hoàn thiện về thể chế, xác định được chiến lược phát triển và có chính sách phù hợp để bảo vệ và phát triển tài nguyên nước. Quản lý tài nguyên nước cần đẩy mạnh phối hợp phát triển và quản lý tài nguyên nước với các lĩnh vực có liên quan như đất và các tài nguyên khác sao cho tối đa hóa các lợi ích kinh tế, hài hòa lợi ích giữa các đối tượng sử dụng, đảm bảo sự bền vững của các hệ sinh thái phụ thuộc vào nguồn nước. Bên cạnh đó, vai trò của cộng đồng trong bảo vệ nguồn nước cần được làm mạnh mẽ hơn, cộng đồng cũng cần có tiếng nói để bảo vệ quyền lợi của chính mình. Với chủ đề ngày nước thế giới năm nay là “Nước thải” bài tham luận mong muốn truyền tải đến mọi người một thông điệp “Đừng chỉ nói, hãy hành động”, hành động để bảo vệ môi trường nước cũng chính là bảo vệ sự sống.
                                                        Người viết: Nguyễn Thị Hoan - Phòng dự báo

 

Đã xem 4743 lần BackPrintTop
Thời tiết trong nước
Nha Trangi23-29°C TP Vinhi21-26°C
Đà Nẵngi23-26°C TP Hồ Chí Minhi23-28°C
Hà Nộii20-24°C Cần Thơi24-31°C
Thời tiết quốc tế
Ảnh Ra đa
anh rada
Ảnh vệ tinh
anh ve tinh
Mô hình DB
mo hinh du bao
Hỗ trợ trực tuyến

 lien he 01 
Phòng Thông tin và Dữ liệu. Điện thoại: 058.3829639
Mobile: 0935560234
Bài viết mới
Hình ảnh
  • khi tuong thuy vanGiao hữu cầu lông
  • khi tuong thuy van...
  • khi tuong thuy van......
  • khi tuong thuy van...
  • khi tuong thuy vanHội nghị Công đoàn bộ phận KTTV Khánh Hòa giữa nhiệm kỳ 2012-2017
  • khi tuong thuy van...