NHỮNG HỆ QUẢ CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

Đăng 23-03-2021 11:16 bởi Admin tại mục Tin ngành (cập nhật lúc 23-03-2021 11:18)

Hinh-anh
 
 
 
Hình 1: Lòng hồ Dầu Tiếng (tỉnh Bình Dương) 6/2020
“Biến đổi khí hậu”, “nước biển dâng” và “thời tiết cực đoan” là những vấn đề môi trường đang được quan tâm hiện nay, chúng có mối tương tác lẫn nhau và ảnh hưởng trực tiếp không chỉ tới tự nhiên mà còn tới chính cuộc sống con người và sự phát triển của xã hội.
Như chúng ta đã biết, khí hậu Trái Đất đã nhiều lần thay đổi đáng kể kể từ khi hành tinh này được hình thành cách đây 4,5 tỷ năm. Những thay đổi khách quan này được tạo ra bởi sự thay đổi vị trí và quy mô của của các lục địa và đại dương, sự thay đổi cường độ hoạt động của Mặt trời, sự thay đổi trong quỹ đạo của Trái Đất, và sự chuyển hóa trong nội bộ hệ thống khí quyển. Trong suốt gần 1 triệu năm trước cách mạng công nghiệp, hàm lượng khí CO2 trong khí quyển nằm trong khoảng từ 170 đến 280 phần triệu (ppm). Tuy nhiên, chuyển sang giai đoạn của kỷ nguyên công nghiệp, cùng với sự phát triển nhanh chóng của nhiều lĩnh vực như năng lượng, công nghiệp, giao thông, nông – lâm nghiệp cũng như sinh hoạt của con người thì con số này đã tăng từ 280 lên 417 ppm (tính từ năm 1850 - 2/2021) và con số này còn tiếp tục tăng với tốc độ nhanh hơn nữa. Đã có rất nhiều bằng chứng khoa học, công trình nghiên cứu trên thế giới cho thấy tồn tại mối quan hệ giữa quá trình tăng nhiệt độ Trái Đất với quá trình tăng nồng độ các khí gây hiệu ứng nhà kính (N2O, CH4, H2S và nhất là CO2) trong khí quyển, làm Trái Đất nóng lên, làm biến đổi hệ thống khí hậu và ảnh hưởng tới môi trường toàn cầu.
Hậu quả trực tiếp của việc nóng lên tòan cầu đó là hiện tượng tan băng ở Bắc và Nam cực. Nhiều thành phố của các quốc gia ven biển đang đứng trước nguy cơ bị nước biển nhấn chìm do mực nước biển dâng. Việt Nam là một trong những quốc gia được đánh giá là chịu ảnh hưởng nặng nề của nước biển dâng. Việt Nam đứng thứ 4 trong danh sách mức độ rủi ro cao về lãnh thổ bị thu hẹp (Trung Quốc, Ấn Độ, Băng-la-đét, Việt Nam, In-đô-nê-xi-a, Nhật Bản, Ai Cập, Hoa Kỳ, Thái Lan và Phi-lip-pin). Đặc biệt là đồng bằng Sông Cửu Long, nơi sinh sống của 20 triệu dân, được đánh giá là khu vực dễ bị tổn thương do biến đổi khí hậu, do có địa hình thấp và bằng phẳng, nằm cuối nguồn của Sông Mê Kông, tiếp giáp với hai mặt là Biển Đông và tây. Theo kịch bản biến đổi khí hậu (BĐKH) 2016, nếu nước biển dâng lên 1m, thì khoảng 39% diện tích đồng bằng sông Cửu Long đất sẽ bị ngập. Nước biển dâng còn kèm theo hiện tượng xâm nhập mặn vào sâu trong nội địa và sự nhiễm mặn của nước ngầm, tác động xấu tài nguyên nước ngọt, các ngành nông nghiệp vùng ven biển. 
Nước biển dâng và nhiệt độ tăng sẽ làm ảnh hưởng lớn tới các rạn san hô - hệ sinh thái có tính đa dạng cao và có ý nghĩa quan trọng đối với tự nhiên và đời sống con người, lá chắn hiệu quả chống xói mòn bờ biển và rừng ngập mặn. San hô là động vật rất nhạy cảm với các yếu tố sinh thái, nhất là nhiệt độ và chất lượng nước. Nhiệt độ nước biển chỉ cần tăng một vài độ, san hô có thể chết hàng loạt.
Ngoài ra, tình trạng ấm lên của khí quyển kéo theo sự thay đổi của một loạt hiện tượng thời tiết cực đoan như bão, mưa lớn, lũ lụt, nắng nóng, hạn hạn...Có thể nói tất cả các hiện tượng thời tiết cực đoan trên đều có xu hướng gia tăng về cường độ hoặc tần số ảnh hưởng đến nước ta. Trong đó đáng chú ý là các đợt nóng dị thường, gây ra các đợt khô hạn kéo dài, các đợt mưa cường độ lớn và dồn dập gây ra lũ lụt, lũ quét.
Bão là loại thiên tai nguy hiểm đối với vùng ven biển Việt Nam. Toàn bộ vùng ven biển Việt Nam đối diện với trung tâm bão Tây Bắc Thái Bình Dương – là ổ bão lớn nhất trên Trái Đất. Phân tích diễn biến của chuỗi số liệu xoáy thuận nhiệt đới (XTNĐ) ảnh hưởng tới lãnh thổ Việt Nam trong hơn nửa thế kỷ gần đây cho thấy số XTNĐ ảnh hưởng tới nửa phần phía Nam đang có xu hướng tăng lên, nhất là những cơn bão mạnh mặc dù tần số xuất hiện XTNĐ hàng năm không tăng. Lượng mưa lớn, dồn dập trong thời gian ngắn đã gây ra hiện tượng lũ ống lũ quét gây thiệt hại nặng nề về người và tài sản cho các tỉnh miền Trung Việt Nam.
Trái ngược với trạng thái dư thừa lượng nước vào mùa mưa là hiện tượng hạn hán xảy ra vào các tháng mùa khô. Hạn hán xuất hiện với mức độ khốc liệt ngày càng nhiều và kéo dài. Điển hình là đợt hạn hán năm 2015 - 2016 vừa qua đã gây thiệt hại nặng nề cho nền nông nghiệp của Việt Nam, đặc biệt là các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên. Số ngày nắng nóng theo kịch bản BĐKH cũng tăng lên đáng kể, song không rải rác mà thường hình thành những đợt nóng kéo dài nhiều ngày. Theo dự báo đến cuối thế kỷ này số ngày nắng nóng có thể tăng từ 10 đến 20 ngày.
Tuy nhiên, chúng ta phải nhìn BĐKH ở những mức độ nhất định và những khu vực nhất định thì cũng có những tác động tích cực. Tạo cơ hội để thúc đẩy các nước đổi mới công nghệ, phát triển các công nghệ sạch, công nghệ thân thiện với môi trường, phát triển trồng rừng để hấp thu CO2 giảm phát thải khí nhà kính, ở một số nước ôn đới, khi nhiệt độ tăng lên sẽ thuận lợi hơn để phát triển nông nghiệp, năng lượng để sưởi ấm cũng được tiết kiệm hơn.
Trong bối cảnh diễn biến phức tạp của BĐKH, vừa mang tính chất cấp bách, vừa mang tính lâu dài, tác động tới tất cả lĩnh vực trên phạm vi toàn cầu vì vậy ứng phó với BĐKH cần được tiến hành trong chương trình, kế hoạch quốc gia thống nhất và trong sự hợp tác chặt chẽ với cộng đồng quốc tế, cần có sự phối hợp nhịp nhàng giữa các cơ quan ban ngành của bộ cũng địa phương. Các chuyên gia, các nhà khoa học cần thực hiện tốt công tác dự báo khí tượng thủy văn, phổ biến kiến thức liên quan đến tình hình thời tiết để người dân có biện pháp phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai.
Bên cạnh những lỗ lực của bộ máy chính quyền các cấp với những dự án, giải pháp mang tính chất vĩ mô nhằm xây dựng nền kinh tế phát triển bền vững thì ngay bản thân chúng ta, những thanh niên là lực lượng trẻ tiên phong, nòng cốt trong công cuộc xây dựng phong cách sống xanh và sạch, ít phát thải, sử dụng năng lượng tái tạo, tuyên tryền và truyền cảm hứng cho những người xung quanh. Hãy chung tay bảo vệ môi trường, bảo vệ chính cuộc sống của chúng ta.
Người sưu tầm: Đỗ Thị Huệ - Phòng dự báo KTTV
Một số website tham khảo:
ftp://aftp.cmdl.noaa.gov/products/trends/co2/co2_mm_mlo.txt
https://vihema.gov.vn/wp-content/uploads/2015/12/03.-Tom-tat-Kich-ban-BDKH-va-NBD-cho-VN_2016_Tieng-Viet.pdf
Đã xem 3556 lần BackPrintTop
Thời tiết trong nước
Nha Trangi23-29°C TP Vinhi21-26°C
Đà Nẵngi23-26°C TP Hồ Chí Minhi23-28°C
Hà Nộii20-24°C Cần Thơi24-31°C
Thời tiết quốc tế
Ảnh Ra đa
anh rada
Ảnh vệ tinh
anh ve tinh
Mô hình DB
mo hinh du bao
Hỗ trợ trực tuyến

 lien he 01 
Phòng Thông tin và Dữ liệu. Điện thoại: 058.3829639
Mobile: 0935560234
Bài viết mới
Hình ảnh
  • khi tuong thuy vanHội nghị Công đoàn bộ phận KTTV Khánh Hòa giữa nhiệm kỳ 2012-2017
  • khi tuong thuy van...
  • khi tuong thuy vanảnh 2
  • khi tuong thuy van...
  • khi tuong thuy vanGiao hữu cầu lông
  • khi tuong thuy van...