Nước ngầm - tiềm năng và trách nhiệm 

Đăng 21-03-2024 15:15 bởi Admin tại mục Tin ngành (cập nhật lúc 03-04-2024 16:04)

Sự đa dạng về cảnh quan và sinh vật là do sự tồn tại của nước và cũng là yếu tố tạo nên sự khác biệt của Trái Đất so với các hành tinh khác. Mặc dù, nước có vai trò quan trọng, thành phần thiết yếu quyết định sự tồn tại và phát triển của đất nước hay mọi sự sống nhưng nguồn tài nguyên quý giá này không phải là vô tận. Nước bao phủ 71% diện tích của bề mặt Trái Đất; trong đó, nước ngọt chiếm khoảng 2,5%, nước mặn chiếm khoảng 97,5%. Tuy nhiên, trong số 2,5% lượng nước ngọt ít ỏi thì chỉ có khoảng 30% ở dạng lỏng, còn lại gần 70% là dạng rắn (băng, tuyết…). Với lượng nước ngọt dưới dạng lỏng nhỏ bé trên chỉ có 2% còn lại tồn tại dưới dạng nước mặt như trong các ao, sông, hồ chứa nhưng có tới 98% là nước ngầm. Do đó, trữ lượng nước ngầm có vai trò rất quan trọng trong khai thác sử dụng để phát triển kinh tế xã hội. Vì vậy, chúng ta cần bảo vệ và khai thác hợp lý, bền vững để đáp ứng cho nhu cầu ngày càng lớn của con người, đặc biệt là trong bối cảnh suy thoái và ô nhiễm nguồn nước mặt như hiện nay.
Nước ngầm là một dạng nước dưới đất, được chứa trong các lỗ rỗng của đất hoặc đá, cũng có thể là nước chứa trong các tầng ngậm nước bên dưới mực nước ngầm. Nước ngầm có dạng nước ngầm nông, nước ngầm sâu và nước chôn vùi. Thông qua quá trình lọc bởi các lớp đất đá nên nước ngầm có độ đục thấp, nhiệt độ và thành phần hóa học tương đối ổn định, không hoặc ít chứa oxy nhưng chứa nhiều chất khí H2S, CO2…, chứa nhiều khoáng chất hòa tan; do đó, chất lượng nước khá tốt và ít bị ô nhiễm hơn nước mặt. Tuy nhiên, việc khai thác nước ngầm quá mức sẽ gây ra nguy cơ sụt lún làm hư hại công trình cũng như tính mạng con người; vì vậy, việc khai thác nước ngầm một cách có kiểm soát, đúng quy định và có hiệu quả là rất cần thiết. Có thể cho rằng, nước ngầm là một nguồn cung cấp nước ngọt lớn, ổn định và chất lượng tốt để phục vụ cho nhu cầu của con người. Hiện nay, nước ngầm được sử dụng cho khoảng trên 8 tỷ người trên thế giới, được coi là một trong những nguồn tài nguyên thiên nhiên dễ sử dụng nhất. Với nước ngầm, con người đã sử dụng hàng ngàn năm nay phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt và sản xuất. Tuy nhiên, ở Việt Nam mới sử dụng cho sinh hoạt với 30% nước ngầm nhưng đến 70% nước mặt; vì vậy, khai thác và sử dụng nguồn ngước ngầm một cách hợp lý sẽ là giải pháp tích cực trong việc giải quyết vấn đề khan hiếm nguồn nước ngọt hiện nay.
Tài nguyên nước ngọt không phải là vô hạn và nguồn nước đang sử dụng trên Thế giới cũng như tại Việt Nam đang bị đe dọa vì ô nhiễm và khai thác không kiểm soát. Mặc dù, nước ta có nền công nghiệp chưa phát triển mạnh, các khu công nghiệp và các đô thị chưa nhiều nhưng tình trạng ô nhiễm đã xảy ra ở nhiều nơi với các mức độ ngày càng nghiêm trọng. Ô nhiễm nguồn nước có thể coi là nguy cơ thiếu nước, đặc biệt là nguồn nước mặt; tuy nhiên, nước ngầm ít bị ô nhiễm hơn nên khai thác và sử dụng nguồn nước ngầm chính là giải pháp thích hợp cho vấn đề cung ứng nước sạch hiện nay. Việc khai thác nước ngầm quá mức không chỉ gây ra sụt lún mà còn gây ra hiện tượng nhiễm mặn, nhiễm phèn như đã từng xảy ra ở vùng ven biển sông Hồng, sông Thái Bình, sông Cửu Long, ven biển miền Trung. Đó là hậu quả của việc tốc độ đô thị hóa nhanh, công nghiệp hóa mạnh mẽ cùng với dân số bùng nổ gây áp lực ngày càng nặng nề đối với nguồn tài nguyên nước hiện có.

     Mặc dù, nguồn nước ngầm sạch hơn nước mặt nhưng khi đã bị ô nhiễm sẽ khó khắc phục hơn rất nhiều và đòi hỏi phải có thời gian dài, tốn kém rất nhiều về tài chính. Trước thực trạng này, chúng ta cần phải chung tay để bảo vệ, cũng như khai thác, sử dụng nguồn nước này một cách hợp lý và khoa học. Để giữ gìn nguồn nước ngầm, cần phải tuyên truyền và nâng cao ý thức cộng đồng trong việc giữ sạch và khai thác đúng cách nguồn nước. Mỗi chúng ta cần chung tay giữ sạch nguồn nước ngầm đúng cách bằng các hành động thiết thực như: không vứt rác bừa bãi, không đưa chất thải trực tiếp vào nguồn nước sạch, hạn chế tối đa việc sử dụng các hóa chất gây ô nhiễm môi trường nước. Ngoài ra, không nên khai thác quá mức nguồn nước ngầm trong thời gian dài vì nước không kịp thẩm thấu để tạo thành nước ngầm mới, gây suy giảm chất lượng và khối lượng nước. Việc xử lý các mạch nước ngầm khi không sử dụng nữa như lấp kín mặt tiếp xúc mạch nước ngầm với mặt đất hay môi trường bên trên cũng là việc đáng lưu ý để bảo vệ nguồn nước ngầm. Trong bối cảnh của biến đổi khí hậu và dân số toàn cầu ngày càng tăng lên như hiện nay, chúng ta cần đoàn kết để bảo vệ tài nguyên nước đặc biệt là nguồn nước ngầm. Mỗi chúng ta hãy chia sẻ và cùng nhau trang bị thêm kiến thức cũng như ý thức khi khai thác, sử dụng nguồn nước sao cho hợp lý, cùng chung tay góp phần bảo vệ nguồn nước và hướng tới cuộc sống xanh, sạch, bền vững cho sau này!

Đã xem 382 lần BackPrintTop
Thời tiết trong nước
Nha Trangi23-29°C TP Vinhi21-26°C
Đà Nẵngi23-26°C TP Hồ Chí Minhi23-28°C
Hà Nộii20-24°C Cần Thơi24-31°C
Thời tiết quốc tế
Ảnh Ra đa
anh rada
Ảnh vệ tinh
anh ve tinh
Mô hình DB
mo hinh du bao
Hỗ trợ trực tuyến

 lien he 01 
Phòng Thông tin và Dữ liệu. Điện thoại: 058.3829639
Mobile: 0935560234
Bài viết mới
Hình ảnh
  • khi tuong thuy van...
  • khi tuong thuy vanGiao hữu cầu lông
  • khi tuong thuy van...
  • khi tuong thuy van...
  • khi tuong thuy van...
  • khi tuong thuy vanĐoàn tư vấn Phần Lan 8