Người Cán bộ Khí tượng thuỷ văn với trọng trách bảo vệ chủ quyền biển đảo và góp phần xây dựng Trường Sa thân yêu
Đăng 24-04-2013 10:17 bởi tại mục Tin ngành (cập nhật lúc 11-07-2013 14:57)
Trường Sa, một phần lãnh thổ thiêng liêng của tổ quốc đã, đang phát triển và đổi mới từng ngày. Cuộc sống của mọi người dân trên đảo ngày càng được cải thiện về vật chất lẫn tinh thần. Sự chuyển mình kỳ diệu của Trường Sa ngày nay đã được đóng góp bởi bao công sức toàn dân tộc, sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, thậm chí là bao máu sương của các thế hệ bộ đội đã, đang hiến dâng để Trường Sa mãi mãi hiên ngang trước phong ba, bão táp.
Bên cạnh việc canh giữ, bảo vệ chủ quyền biển đảo của cán bộ, nhân dân và các lực lực lượng vũ trang trên đảo để đảo xa có cuộc sống bình yên, còn có sự đóng góp hàng ngày, hàng giờ của các thế hệ cán bộ làm công tác khí tượng hải văn trên đảo. Với nhiệm vụ theo dõi diễn biến của các hiện tượng xảy ra trong tự nhiên có nguồn gốc khí tượng hải văn diễn ra liên tục trong ngày. Các cán bộ tại hai trạm khí tượng hải văn trên đảo Trường Sa Lớn và đảo Song Tử Tây đã, đang cung cấp kịp thời, chính xác các thông số để giúp các dự báo viên của ngành đưa ra những bản tin dự báo thời tiết với độ chính xác cao nhằm phục vụ ngày một tốt hơn cho nhân dân trên đảo và bà con ngư dân hoạt động đánh bắt và chế biến hải sản trên ngư trường tại khu vực quần đảo Trường Sa và các vùng biển lân cận.
Nhớ về Trường Sa, những năm cuối thập niên 90 của thế kỷ trước, khi đó tôi đã từng vinh dự được sống và công tác trên đảo Trường Sa lớn. Với quyết tâm, được cống hiến một phần công sức của bản thân vào sự nghiệp xây dựng và phát triển huyện đảo Trường Sa ngày một giàu đẹp như lời dạy của Bác mà bản thân đã được học khi còn ngồi trên ghế nhà trường: ”Ngày trước ta chỉ có đêm và rừng, ngày nay ta có ngày, có trời, có biển, bờ biển ta dài, tươi đẹp, ta phải giữ gìn lấy nó”. Trong những năm tháng công tác trên đảo, bản thân cùng các đồng nghiệp tại trạm Khí tượng Hải văn Trường Sa Lớn luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm, khắc phục mọi khó khăn, gian khổ, đảm bảo thông tin liên lạc thông suốt, kịp thời và chính xác các thông tin khí tượng hải văn về đất liền nhằm phục vụ tốt trong công tác phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai phục vụ dân và quân trên quần đảo, cũng như đảm bảo sản xuất và chế biến hải sản của ngư dân Trường Sa.
Khi rời đảo trở về đất liền công tác, kỷ niệm về Trường Sa luôn luôn trong tim tôi; những dấu ấn về cuộc sống, công việc và tình đồng nghiệp mãi là những bài học nhắc nhở bản thân về trách nhiệm với tổ quốc, công việc, đồng chí, đồng nghiệp và gia đình.
Nhắc tới Trường Sa, là nhắc tới sự đóng góp thầm lặng của những cán bộ trong ngành tài nguyên và môi trường hiện đang công tác tại các trạm đảo trên quần đảo Trường Sa. Chỉ có lòng yêu nước, sự quyết tâm vượt khó mà các cán bộ tại các trạm đảo luôn tâm niệm: “theo dõi thời tiết, hải văn là giữ gìn chủ quyền quốc gia trên biển”; sự trân trọng của nhân dân cả nước đối với dân và quân ngoài đảo xa, đã, đang nhận trọng trách bảo vệ chủ quyền lãnh thổ quốc gia, bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ, sự bình yên cho đất liền.
Theo thống kê của Tổ chức Khí tượng thế giới (WMO): Trong những năm qua, các cộng đồng trên thế giới luôn phải vật lộn để phòng, chống và khắc phục hậu quả do thiên tai gây ra, mà 90% trong số đó có liên quan đến thời tiết, khí hậu và nước. Đặc biệt, do tác động của biến đổi khí hậu, tần suất và cường độ thiên tai xảy ra ngày càng gia tăng, gây ra nhiều tổn thất to lớn về người, tài sản, các cơ sở hạ tầng về kinh tế, văn hóa, xã hội, tác động xấu đến môi trường. Đặc biệt những hiện tượng thiên tai như bão, dông, lốc và gió giật mạnh xuất hiện thì rất nguy hiểm đối với ngư dân sản xuất trên biển. Do tác động của biến đổi khí hậu toàn cầu, Việt Nam sẽ tiếp tục phải hứng chịu nhiều đợt thiên tai với tần suất lớn và cường độ mạnh hơn. Đối với huyện đảo Trường Sa, đặc thù có diện tích đất nổi nhỏ hẹp, với nhiều đảo chìm. Do đó, các đảo thuộc huyện đảo Trường Sa đã và đang chịu tác động nặng nề của các hiện tượng thời tiết nguy hiểm và nước biển dâng xảy ra tăng cả về tần suất và cường độ.
Để chủ động trong công tác phòng, chống và khắc phục hậu quả thiên tai trước diễn biến phức tạp và khó lường của thời tiết, khí hậu đòi hỏi việc thông tin chính xác và liên tục từ các trạm quan trắc trên đảo nhằm đưa ra kịp thời bản tin dự báo thời tiết phục vụ cuộc sống dân sinh và phát triển kinh tế - xã hội trên quần đảo Trường Sa thân yêu của tổ quốc Việt Nam.
Bùi Văn Thọ - Trung tâm KTTV Ninh Thuận
Đón lãnh đạo Trung tâm Khí tượng thủy văn Quốc Gia đến thăm và làm việc với Đài
(31-05-2013 03:55)Hội nghị Đánh giá, rút kinh nghiệm phòng chống lũ lụt năm 2012 và triển khai nhiệm vụ năm 2013
(31-05-2013 03:31)Mưa đá và lốc xoáy ở An Lão - Bình Định gây thiệt hại hơn 15 tỉ đồng
(09-05-2013 02:31)"Cơn mưa vàng" ở vùng núi tỉnh Ninh Thuận
(03-05-2013 02:35)Người Cán bộ Khí tượng thuỷ văn với trọng trách bảo vệ chủ quyền biển đảo và góp phần xây dựng Trường Sa thân yêu
(24-04-2013 10:17)Hiện đại hóa công tác dự báo Khí tượng Thủy văn
(01-04-2013 10:57)Dự án "Tăng cường hệ thống dự báo, cảnh báo lũ lụt ở Việt Nam - giai đoạn II", những khởi sắc trong hiện đại hóa công nghệ quan trắc và dự báo khí tượng thủy văn...
(18-03-2013 08:04)Chiến lược phát triển Ngành Khí tượng Thủy văn đến năm 2020
(18-03-2013 07:53)Chủ đề ngày Nước thế giới qua các năm
(14-03-2013 09:45)Chủ đề Ngày Khí tượng thế giới năm 2013: "Theo dõi thời tiết để bảo vệ tính mạng và tài sản"
(13-03-2013 02:15)
Nha Trang | 23-29°C | TP Vinh | 21-26°C |
Đà Nẵng | 23-26°C | TP Hồ Chí Minh | 23-28°C |
Hà Nội | 20-24°C | Cần Thơ | 24-31°C |
BẢN TIN DỰ BÁO THỜI TIẾT THỦY VĂN PHỤC VỤ QUY TRÌNH VẬN HÀNHLIÊN HỒ CHỨA TRÊ LƯU VỰC SÔNG BA (từ 19h/10/11 đến 19h/11/11/2024)
Mực nước hạ lưu sông Ba dao động theo điều tiết của hồ chứa và thủy triều....
Phổ cập bộ nhận diện Ngày Chuyển đổi số
quốc gia năm 2024Phổ cập bộ nhận diện Ngày Chuyển đổi số quốc gia năm 2024...
HIỆN TƯỢNG EL NINO LÀM TRẦM TRỌNG THỜI TIẾT KHÔ NÓNG TẠI NINH THUẬN
Ninh Thuận là một tỉnh có đặc thù là nắng nóng, khô hạn nhất cả nước. Trong năm có hai mùa rõ rệt, với mùa khô kéo dài từ tháng 01 đến tháng 8 và mùa mưa từ tháng 9 đến tháng 12....
Bảo vệ nguồn nước – Hướng tới một tương lai ngày càng tốt đẹp
Nước là nguồn tài nguyên vô cùng quan trọng và cần thiết đối với đời sống của con người cũng như các sinh vật khác trên Trái Đất. Nguồn nước có vai trò quyết định đến các hoạt động sản xuất và sinh...
BẢO VỆ NGUỒN NƯỚC LÀ BẢO VỆ CHÍNH CUỘC SỐNG CHÚNG TA
Nguồn nước, một trong những tài nguyên quý báu nhất của hành tinh, đóng vai trò không thể phủ nhận trong sự sống của mỗi chúng ta và của toàn bộ hệ sinh thái...
ÁP DỤNG CÔNG NGHỆ DỰ BÁO TÁC ĐỘNG TRONG CÔNG TÁC PHÒNG, CHỐNG THIÊN TAI VÀ ỨNG PHÓ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TRÊN KHU VỰC NAM TRUNG BỘ
Dự báo tác động là dự báo dựa trên các tác động có khả năng xảy ra của thời tiết, các thiên tai Khí tượng Thủy văn (KTTV) cho dân sinh, kinh tế và xã hội đối với một lĩnh vực cụ thể và ở một khu vực...
THAY ĐỔI LỐI SỐNG SINH HOẠT CHUNG TAY GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
Biến đổi khí hậu là cụm từ không quá xa lạ với tất cả mọi người, là một vấn đề toàn cầu,...
THÔNG TIN KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN TRONG BẢO VỆ CUỘC SỐNG NGƯỜI DÂN
Hiện nay, Biến đổi khí hậu đang trở nên ngày một rõ ràng và nguy hiểm hơn ở khắp mọi nơi trên thế giới....
CHỦ ĐỀ NGÀY KHÍ TƯỢNG THẾ GIỚI NĂM 2024
“Khí tượng thủy văn tiên phong ứng phó biến đổi khí hậu”...
CHỦ ĐỀ NGÀY KHÍ TƯỢNG THẾ GIỚI NĂM 2024
“Khí tượng thủy văn tiên phong ứng phó biến đổi khí hậu”Tổ chức Khí tượng thế giới (World Meteorological Organization - WMO) đã công bố chủ đề ngày Khí tượng thế giới năm 2024 là “At the frontline of climate action”...