Những hiện tượng thời tiết nguy hiểm do bão, áp thấp nhiệt đới gây ra ở tỉnh Phú Yên và cách phòng tránh

Đăng 15-04-2014 10:33 bởi Admin tại mục Tin ngành (cập nhật lúc 15-04-2014 10:36)

Hinh-anh

Mùa bão ở Phú Yên được xác định từ tháng 9 đến tháng 12 hàng năm và ảnh hưởng nhiều nhất là tháng 10 và tháng 11, nhưng cũng có khi xuất hiện vào những tháng khác trong năm với tần suất rất nhỏ. Khi Bão, ATNĐ ảnh hưởng thường gây ra những hiện tượng thời tiết nguy hiểm.

- Thứ nhất là gió mạnh: bão là hiện tượng thời tiết đặc biệt nguy hiểm, gây ra gió rất mạnh, có thể đánh đắm tàu thuyền, làm đổ nhà cửa, các công trình xây dựng, làm gẫy đổ cây cối… Theo chuỗi số liệu thống kê từ năm 1978 - 2010, Bão đổ bộ trực tiếp vào tỉnh Phú Yên khoảng  8 cơn (gây gió mạnh từ cấp 8 trở lên). Đặc biệt gần đây nhất là ngày 02/11/2009, cơn bão số 11 đổ bộ trực tiếp vào phía nam tỉnh Phú Yên và phía bắc tỉnh Khánh Hòa đã gây ra gió mạnh cấp 8, cấp 9, giật cấp 11, cấp 12.

 

Ảnh mây vệ tinh chụp cơn bão số 11 ngày 02/11/2009

 - Thứ 2 là mưa lớn, lũ lụt: mưa lớn do Bão, ATNĐ xảy ra trên phạm vi rộng lớn. Khi đổ bộ, ATNĐ hay một cơn bão trung bình có thể gây nên tổng lượng mưa khoảng 200 - 400mm. Nếu như cơn bão lớn và chuyển động chậm thì lượng mưa gây nên sẽ lớn hơn nhiều như năm 1992 cơn bão đổ bộ vào Tuy Hòa - Phú Yên, tổng lượng mưa đo được tại Tuy Hòa đạt 680mm, tại Phú Lâm đạt 600mm; tại Củng Sơn đạt xấp xỉ 600mm... Mưa do Bão, ATNĐ gây ra lũ lụt nghiêm trọng; lũ trên các sông thường vượt cấp báo động III.

 

Hình ảnh Bão số 11 đổ bộ vào phía nam tỉnh Phú Yên và bắc tỉnh Khánh Hòa ngày 02/11/2009

 - Thứ ba là nước biển dâng: Nước dâng do bão là lượng nước bị đẩy vào bờ do hoàn lưu gió mạnh của bão. Lượng nước này kết hợp với thủy triều tạo nên triều do bão và có thể nâng mực nước lên đến hơn 5m. Thêm vào đó, sóng do gió bề mặt gây nên cũng làm tăng thêm độ cao của mực nước. Mực nước dâng cao như vậy gây lụt lớn cho các khu vực ven biển, đặc biệt là khi kết hợp với chế độ triều cao của khu vực.

Ngoài những hiện tượng thời tiết nguy hiểm trên, Bão còn kèm theo gió giật mạnh, tố, lốc, vòi rồng… cũng gây ra thiệt hại đáng kể.

Trong mùa Bão, ATNĐ mọi người cần phải có kế hoạch, biện pháp chủ động phòng tránh trước khi Bão, ATNĐ đổ bộ hay ảnh hưởng trực tiếp của hoàn lưu của chúng như: chằng chống nhà cửa, gia cố đề điều, sơ tán khi có yêu cầu; phải chuẩn bị lương thực, thực phẩm, sơ cứu y tế… Đối với ngư dân không được cho tàu thuyền ra khơi, nếu vẫn đang còn trên biển thì phải tìm nơi trú ẩn an toàn ngay. Đặc biệt luôn theo dõi các bản tin thời tiết trên các phương tiện thông tin đại chúng để nắm được tình hình. Tuy nhiên, vấn đề gặp phải là ta không thể biết chắc chắn cường độ của bão khi đổ bộ. Do đó, biện pháp phòng chống khẩn cấp thường được áp dụng là chuẩn bị phương án phòng tránh cho bão mạnh hơn cường độ bão được dự báo một cấp. Biện pháp này là cần thiết để giảm thiểu mất mát về người và tài sản.

Cần chú ý rằng, mức độ gây thiệt hại của các cơn bão nhiều khi không phụ thuộc vào cường độ bão, vì bão có cường độ yếu hoặc ATNĐ khi kết hợp với các nhiễu động khác như Không Khí Lạnh, dải hội tụ nhiệt đới… vẫn có thể gây nên thiệt hại lớn hơn các cơn bão mạnh. Trên thực tế, các cơn bão yếu hay áp thấp nhiệt đới có thể gây nên thiệt hại rất lớn.

Vũ Văn Dũng

 

Đã xem 4475 lần BackPrintTop
Thời tiết trong nước
Nha Trangi23-29°C TP Vinhi21-26°C
Đà Nẵngi23-26°C TP Hồ Chí Minhi23-28°C
Hà Nộii20-24°C Cần Thơi24-31°C
Thời tiết quốc tế
Ảnh Ra đa
anh rada
Ảnh vệ tinh
anh ve tinh
Mô hình DB
mo hinh du bao
Hỗ trợ trực tuyến

 lien he 01 
Phòng Thông tin và Dữ liệu. Điện thoại: 058.3829639
Mobile: 0935560234
Bài viết mới
Hình ảnh
  • khi tuong thuy van...
  • khi tuong thuy van...
  • khi tuong thuy van...
  • khi tuong thuy van...
  • khi tuong thuy van...
  • khi tuong thuy vanHội nghị Công đoàn bộ phận KTTV Khánh Hòa giữa nhiệm kỳ 2012-2017