KỶ NIỆM NGÀY NƯỚC THẾ GIỚI 2014 - NƯỚC VÀ NĂNG LƯỢNG
Đăng 24-03-2014 11:12 bởi Admin tại mục Tin ngành (cập nhật lúc 24-03-2014 11:13)
Mọi người trên thế giới đều có quyền được đảm bảo về nước, năng lượng và lương thực. Nhưng trong 7 tỉ người của dân số thế giới hiện nay có 1,1 tỷ người sống trong tình cảnh không có nước sạch sinh hoạt, có 1,3 tỷ người sống thiếu điện, 1,02 tỷ người bị đói. Chúng ta không sống trong một thế giới đứng yên mà luôn vận động và phát triển, trong đó dân số luôn tăng trưởng cùng với tốc độ đô thị hóa nhanh đồng nghĩa với việc đến năm 2030, chúng ta sẽ cần thêm 30% nước, 40% năng lượng, 50% lương thực.
Chúng ta thường giải quyết vấn đề nước, năng lượng và lương thực một cách riêng rẽ, nhưng chúng ta cần xem xét các nhu cầu trên như một khối liên kết phụ thuộc lẫn nhau.
VD: để sản xuất 1kg lúa cần phải sử dụng khoảng 3000 lít nước, và để có được một kilogram thịt bò số nước đó phải gấp 5 lần.
Đến năm 2030 chúng ta có thể cần 10% đất trồng trọt để sản xuất các loại nguyên liệu cho sản xuất nhiên liệu sinh học. Ở nước ta hiện nay sản lượng điện được sản xuất chủ yếu từ thủy điện và nhiệt điện, chủ yếu sử dụng để sản xuất và sinh hoạt, lượng điện dùng để tái tạo và xử lý nước ở mức rất thấp. Một khi con người thất bại trong việc giải quyết các vấn đề về nước và lương thực trong một mối liên kết tương hỗ, sẽ dẫn tới những hậu quả hết sức khó lường.
Việt Nam là đất nước nông nghiệp, hàng năm phải nhập khẩu xăng dầu với sản lượng rất lớn để phục vụ nhu cầu trong nước. Trong điều kiện nhiên liệu hóa thạch ngày càng cạn kiệt, giá nhiên liệu liên tục tăng như hiện nay thì việc nghiên cứu tìm ra nguồn năng lượng mới, năng lượng sinh học là rất cần thiết, đến năm 2015 năng lượng sinh học chỉ đáp ứng 1% năng lượng truyền thống. Nhưng sử dụng nhiên liệu sinh học tốn nước gấp 20 lần so với sử dụng năng lượng cho 1,6km di chuyển. Do phải cạnh tranh với đất sản xuất lương thực, nhiên liệu sinh học đã làm tăng giá ngũ cốc trên thị trường thế giới. Sử dụng nhiên liệu sinh học phát thải ra khí Metan và Ôxít nito, nên người ta ngờ rằng chúng tạo ra khí thải độc hại hơn cả nhiên liệu hóa thạch.
Giải quyết vấn đề an ninh về nước ở 1 nơi có thể gây ra các vấn đề về an ninh lương thực ở nơi khác. Một số nước đang phát triển cho các nước giàu thuê đất đai màu mỡ của mình nhưng vẫn phải nhận cứu trợ lương thực. Vậy tất cả các cấu phần trong mối liên kết tương hỗ này đều cân bằng như nhau? Câu trả lời là không. An ninh về nước đóng vai trò then chốt, vì nước không thể hoán đổi và thay thế được, chúng ta cũng không thể tạo ra thêm nước. Tuy nhiên cho đến nay nước lại ít được quan tâm nhất trong mối liên kết này. Hiện nay nhiều quốc gia đang khai thác lượng nước ngầm nhanh hơn mức nó có thể hồi phục: Trung Quốc 25%, Ấn Độ 56%. Đó là lý do vì sao 700 triệu người đang phải sống thiếu nước trầm trọng và đến năm 2025 con số này sẽ là 3 tỷ người.
Ở các đô thị của Việt Nam nguồn nước ngầm chiếm 35- 50% tổng lượng nước cấp cho sinh hoạt, nhưng đang suy giảm trữ lượng đồng thời bị ô nhiễm nghiêm trọng. Đó cũng chính là lý do vì sao nhiều phương thức sản xuất lương thực và năng lượng của chúng ta ảnh hưởng đến chất lượng nước. Dù cho 17000 lít nước chảy xuống từ đập thủy điện để sản xuất 1 mêga woát giờ điện, hay 50% lượng nitơ trong phân bón không được cây trồng hấp thụ mà thường chảy ra các dòng sông, nếu chúng ta cứ tiếp tục như vậy vấn đề về nước và năng lượng sẽ chỉ thêm tồi tệ đặc biệt là trong kỷ nguyên nóng lên toàn cầu và tăng trưởng dân số như hiện nay. Tuy nhiên nếu chúng ta tư duy, hành động theo mối liên kết tương hỗ và mang tính bền vững mọi thứ sẽ thay đổi.
Tất cả chúng ta cần phải cố gắng đẩy nhanh sự thay đổi theo tư duy tích cực để cùng nhau giải quyết các vấn đề liên quan đến nước và năng lượng.
Lê Viết Phương
Trung tâm KTTV Phú Yên
Hội nghị triển khai công tác phòng chống hạn hán, xâm nhập mặn năm 2014 khu vực Trung Bộ
(14-04-2014 04:25)Quy định mới về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực Khí tượng Thủy văn
(08-04-2014 03:05)Năm 2014, mùa mưa ở Bình Thuận đến chậm nhưng sẽ diễn biến phức tạp, khó lường
(08-04-2014 02:48)Gió mạnh kết hợp với sóng lớn, triều cường gây sạt lở bờ biển - Loại hình thiên tai thường xảy ra gây thiệt hại ở Bình Thuận
(25-03-2014 03:38)KỶ NIỆM NGÀY NƯỚC THẾ GIỚI 2014 - NƯỚC VÀ NĂNG LƯỢNG
(24-03-2014 11:12)Hãy hành động bảo vệ nguồn nước
(21-03-2014 04:14)Cần chủ động đề phòng khô hạn
(21-03-2014 09:20)Tác động của BĐKH đến sự phát triển dân số và bình đẳng giới
(19-03-2014 04:11)Biến đổi khí hậu và hành động của thanh niên
(19-03-2014 03:45)Thời tiết và khí hậu - Vai trò của giới trẻ
(19-03-2014 03:41)
Nha Trang | 23-29°C | TP Vinh | 21-26°C |
Đà Nẵng | 23-26°C | TP Hồ Chí Minh | 23-28°C |
Hà Nội | 20-24°C | Cần Thơ | 24-31°C |
BẢN TIN DỰ BÁO THỜI TIẾT THỦY VĂN PHỤC VỤ QUY TRÌNH VẬN HÀNHLIÊN HỒ CHỨA TRÊ LƯU VỰC SÔNG BA (từ 19h/10/11 đến 19h/11/11/2024)
Mực nước hạ lưu sông Ba dao động theo điều tiết của hồ chứa và thủy triều....
Phổ cập bộ nhận diện Ngày Chuyển đổi số
quốc gia năm 2024Phổ cập bộ nhận diện Ngày Chuyển đổi số quốc gia năm 2024...
HIỆN TƯỢNG EL NINO LÀM TRẦM TRỌNG THỜI TIẾT KHÔ NÓNG TẠI NINH THUẬN
Ninh Thuận là một tỉnh có đặc thù là nắng nóng, khô hạn nhất cả nước. Trong năm có hai mùa rõ rệt, với mùa khô kéo dài từ tháng 01 đến tháng 8 và mùa mưa từ tháng 9 đến tháng 12....
Bảo vệ nguồn nước – Hướng tới một tương lai ngày càng tốt đẹp
Nước là nguồn tài nguyên vô cùng quan trọng và cần thiết đối với đời sống của con người cũng như các sinh vật khác trên Trái Đất. Nguồn nước có vai trò quyết định đến các hoạt động sản xuất và sinh...
BẢO VỆ NGUỒN NƯỚC LÀ BẢO VỆ CHÍNH CUỘC SỐNG CHÚNG TA
Nguồn nước, một trong những tài nguyên quý báu nhất của hành tinh, đóng vai trò không thể phủ nhận trong sự sống của mỗi chúng ta và của toàn bộ hệ sinh thái...
ÁP DỤNG CÔNG NGHỆ DỰ BÁO TÁC ĐỘNG TRONG CÔNG TÁC PHÒNG, CHỐNG THIÊN TAI VÀ ỨNG PHÓ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TRÊN KHU VỰC NAM TRUNG BỘ
Dự báo tác động là dự báo dựa trên các tác động có khả năng xảy ra của thời tiết, các thiên tai Khí tượng Thủy văn (KTTV) cho dân sinh, kinh tế và xã hội đối với một lĩnh vực cụ thể và ở một khu vực...
THAY ĐỔI LỐI SỐNG SINH HOẠT CHUNG TAY GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
Biến đổi khí hậu là cụm từ không quá xa lạ với tất cả mọi người, là một vấn đề toàn cầu,...
THÔNG TIN KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN TRONG BẢO VỆ CUỘC SỐNG NGƯỜI DÂN
Hiện nay, Biến đổi khí hậu đang trở nên ngày một rõ ràng và nguy hiểm hơn ở khắp mọi nơi trên thế giới....
CHỦ ĐỀ NGÀY KHÍ TƯỢNG THẾ GIỚI NĂM 2024
“Khí tượng thủy văn tiên phong ứng phó biến đổi khí hậu”...
CHỦ ĐỀ NGÀY KHÍ TƯỢNG THẾ GIỚI NĂM 2024
“Khí tượng thủy văn tiên phong ứng phó biến đổi khí hậu”Tổ chức Khí tượng thế giới (World Meteorological Organization - WMO) đã công bố chủ đề ngày Khí tượng thế giới năm 2024 là “At the frontline of climate action”...