MỘT SỐ NÉT CHÍNH VỀ TÌNH HÌNH KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN VÀ THIỆT HẠI DO THIÊN TAI GÂY RA Ở BÌNH THUẬN 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2014

Đăng 19-07-2014 09:25 bởi Admin tại mục Tin ngành (cập nhật lúc 21-07-2014 16:36)

Hinh-anh

I/ Những nét chính về tình hình khí tượng thủy văn 6 tháng đầu năm 2014:

Trong 6 tháng đầu năm 2014 có 01 ATNĐ và 01 cơn bão (bão số 1 - Hagibis) hoạt động trên Biển Đông. Trong đó ATNĐ hoạt động trái mùa trong tháng 2/2014, thể hiện sự khác biệt thường thấy trong những năm gần đây về quy luật hoạt động của bão và ATNĐ.

Khu vực tỉnh Bình Thuận không chịu ảnh hưởng của ATNĐ và Bão số 1.

Mùa mư-a năm 2014 ở Bình Thuận chính thức bắt đầu từ ngày 28/5/2014, (riêng ở vùng núi tây nam mùa mưa bắt đầu từ ngày 23/5) chậm hơn trung bình nhiều năm (TBNN) khoảng 13 -18 ngày; do gió mùa Tây nam hoạt động với cường độ trung bình đến mạnh, xen kẽ một số ngày trong thời kỳ đầu tháng 6 gió mùa Tây nam hoạt động không ổn định, lượng mưa đầu mùa khá nhiều nhưng không đồng đều theo không gian và thời gian. Tổng lượng mưa trong 6 tháng đầu năm 2014: nhiều nơi đạt xấp xỉ và trên TBNN, trừ một số nơi ở khu vực trung tâm, phía bắc tỉnh, đảo Phú Quý và vùng núi phía tây nam đạt dưới TBNN cùng thời kỳ (CTK).

Gió mạnh: Một số ngày trong thời kỳ đầu, thời kỳ giữa và các ngày đầu của thời kỳ cuối tháng 01; các ngày đầu và cuối của thời kỳ giữa tháng 02 ngoài khơi có gió Đông bắc mạnh cấp 6 có lúc cấp 7, giật cấp 8 cấp 9, biển động đến động mạnh. Nửa cuối tuần đầu tháng 6 trở đi nhiều ngày gió Tây Nam cấp 5 có lúc cấp 6, có ngày giật trên cấp 6, biển động nhẹ đến động.

Nhiệt độ cao nhất tuyệt đối trong tỉnh: đạt 35.2 - 36.40C thấp hơn TBNN-CTK: 2.50C (Phú Quý 36.60C cao hơn TBNN-CTK: 1.30C) xảy ra trong tháng 6.

Mực nước trên các sông chính trong tỉnh: sông La Ngà tại trạm Tà Pao mực nước dao động trong khoảng thấp hơn đến xấp xỉ cấp BĐI, sông Lũy tại trạm sông Lũy mực nước ít thay đổi đến dao động nhỏ. Mực nước trung bình tháng so với TBNN: sông La Ngà tại trạm Tà Pao mực nước trung bình các tháng đều đạt giá trị thấp hơn TBNN CTK từ 0.18 - 0.37m; sông Lũy tại trạm sông Lũy mực nước trung bình các tháng đều đạt giá trị thấp hơn TBNN CTK từ: 0.05 - 0.24m.

Mực nước trung bình tháng so với CTK năm 2013: Trên sông La Ngà tại Tà Pao mực nước trung bình các tháng đạt giá trị cao hơn từ: 0.03 - 0.41m, riêng tháng 3 đạt thấp hơn 0.60m. Trên sông Lũy tại trạm Sông Lũy mực nước trung bình các tháng 1, 2, 3, 4 đạt cao hơn từ: 0.01 - 0.16m, các tháng 5, 6 đạt giá trị thấp hơn từ: 0.06 - 0.16m.

II/ Những loại hình khí tượng thủy văn gây bất lợi cho sản xuất và sinh hoạt trong 6 tháng đầu năm 2014 tập trung vào 6 loại dưới đây :

1. Tình hình khô hạn thiếu nước: Từ tháng 01 đến cuối tháng 5/2014 là thời kỳ mùa khô ở Bình Thuận, nhiều nơi không có mưa hoặc có mưa lượng không đáng kể, mực nước trên các hồ chứa, sông suối dần cạn kiệt, có sông xảy ra hiện tượng tắt dòng, nắng nhiều, lượng bốc hơi cao,... gây tình hình khô hạn thiếu nước cho sản xuất và sinh hoạt ở nhiều nơi trong tỉnh; đồng thời tình hình xâm nhập mặn ở vùng ven biển và cửa sông diễn ra ở các huyện Tuy Phong, Bắc Bình, TP Phan Thiết, Hàm Thuận Nam, Hàm Tân và Thị xã La Gi gây ảnh
hưởng xấu đến sản xuất và sinh hoạt đời sống của nhân dân.

2. Tình trạng biển xâm thực: Thời kỳ giữa tháng 01/2014 do gió Đông Bắc hoạt động mạnh, sóng cao kết hợp triều cường gây sạt lở vùng ven biển, làm thiệt hại nhiều nhà cửa, tài sản; uy hiếp trực tiếp đến tính mạng người dân ở khu vực thôn Tiến Đức - xã Tiến Thành - Thành phố Phan Thiết.

3. Lốc xoáy, sét đánh: Trong tháng 4 và giữa tháng 5/2014 đã xảy ra các hiện tượng thời tiết nguy hiểm như: lốc xoáy, sét đánh, mưa đá; sét đánh làm chết 01 người; lốc xoáy, mưa đá làm bị thương 01 người và gây thiệt hại lớn về nhà cửa, tài sản cũng như diện tích cây công nghiệp và nông nghiệp ở một số nơi thuộc các huyện Đức Linh, Tánh Linh.

4. Lũ quét: Đầu tháng 6/2014 đã xảy ra lũ quét cục bộ làm chết 01 người tại xã Phan Lâm - huyện Bắc Bình,

5. Nắng nóng: Từ tháng 4 đến tháng 6/2014 đã xảy ra 11 ngày nắng nóng cục bộ, với nhiệt độ cao nhất đạt: 35.2 - 36.60C; nắng nóng tuy không kéo dài (mỗi đợt chỉ từ 1 ÷ 3 ngày) và mức độ không gay gắt nhưng cũng ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, đời sống sinh hoạt của nhân dân và cây trồng, vật nuôi.

6. Gió mạnh ngoài khơi: Nhiều ngày trong thời kỳ đầu và giữa tháng 01, các ngày cuối của thời kỳ cuối tháng 01 và các ngày đầu và cuối của thời kỳ giữa tháng 02/2014, ngoài khơi có gió Đông Bắc mạnh cấp 6 có lúc cấp 7, giật trên cấp 7, biển động đến động mạnh; gây khó khăn trở ngại cho việc đánh bắt hải sản và giao thông trên biển và làm chìm tàu thuyền.

Thiệt hại do thiên tai gây ra trong 6 tháng đầu năm trong tỉnh theo báo cáo của Ban Chỉ huy phòng chống lụt bão và Tìm kiếm cứu nạn như sau: có 06 người chết, mất tích (chết 02; mất tích: 04); 01 người người bị thương. Nhà bị sập, tốc mái, hư hỏng: 82 căn, (nhà bị sập đổ hoàn toàn là 4 căn). Tổng diện tích bị thiệt hại về Nông nghiệp: 6.251,35 ha ( cây lúa bị ảnh hưởng, thiệt hại là 165,15 ha; hoa màu, cây CN, cây lâu năm 6.086,61 ha). Ngoài ra, vườn ươm giống cây cao su bị thiệt hại hơn 20.000 cây. Tàu thuyền, xuồng máy bị chìm, hư hỏng 23 chiếc. Tổng giá trị thiệt hại toàn tỉnh khoảng trên 40 tỷ đồng.

III/ Công tác phục vụ KTTV:
Đài KTTV tỉnh đã kịp thời ra các bản tin KTTV hàng ngày, tuần, tháng và nhận định mùa, thông báo khô hạn, nắng nóng phục vụ cho sản xuất và đời sống. Hoàn thành việc triển khai mạng lưới các trạm KTTV dùng riêng và chính thức hoạt động từ ngày 01/6/2014. Tổ chức trực PCLB 24/24 giờ nghiêm túc; theo dõi chặt chẽ diễn biến thời tiết thủy văn, ra các bản tin cảnh báo lũ, tin ATNĐ và bão, thường xuyên cảnh báo thời tiết nguy hiểm trên đất liền và trên biển như dông, sét, lốc xoáy và gió giật mạnh trong các bản tin dự báo thời tiết hàng ngày, tuần tháng; giao ban hàng ngày về tình hình thời tiết thủy văn với Văn phòng Ban Chỉ huy PCLB&TKCN tỉnh và Đài KTTV khu vực Nam Trung Bộ.

Hiện nay tỉnh Bình Thuận đang bước vào mùa mưa, bão, lũ chính vụ, sự tác động của biến đổi khí hậu toàn cầu đã và đang diễn ra phức tạp, gây nên những hiện tượng thời tiết cực đoan, khó dự báo, xảy ra bất thường, thiệt hại khó lường. Để chủ động phòng tránh, ứng phó và nhanh chóng khắc phục hậu quả do thiên tai gây ra nhằm hạn chế tối đa thiệt hại về người và tài sản đề nghị các cấp, ngành, địa phương và nhân dân sẵn sàng chủ động thực hiện tốt phương châm "4 tại chỗ"; đồng thời thường xuyên theo dõi các bản tin dự báo thời tiết, bản tin cảnh báo thời tiết nguy hiểm, cảnh báo thiên tai trên biển, ... do các cơ quan
chức năng thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng.

 KS. Phạm Hùng Sơn

Đài KTTV Bình Thuận

Đã xem 5890 lần BackPrintTop
Thời tiết trong nước
Nha Trangi23-29°C TP Vinhi21-26°C
Đà Nẵngi23-26°C TP Hồ Chí Minhi23-28°C
Hà Nộii20-24°C Cần Thơi24-31°C
Thời tiết quốc tế
Ảnh Ra đa
anh rada
Ảnh vệ tinh
anh ve tinh
Mô hình DB
mo hinh du bao
Hỗ trợ trực tuyến

 lien he 01 
Phòng Thông tin và Dữ liệu. Điện thoại: 058.3829639
Mobile: 0935560234
Bài viết mới
Hình ảnh
  • khi tuong thuy van...
  • khi tuong thuy van...
  • khi tuong thuy vanGiao hữu cầu lông
  • khi tuong thuy vanĐoàn tư vấn Phần Lan 6
  • khi tuong thuy van...
  • khi tuong thuy van...