Ứng dụng các biện pháp truyền thống và KHKT mới nhằm khai thác, bảo vệ tài nguyên đất và nước, góp phần phòng chống hoang mạc hóa ở tỉnh Ninh Thuận.

Đăng 14-08-2014 15:08 bởi Admin tại mục Tin ngành (cập nhật lúc 15-08-2014 14:50)

Hinh-anh

     Ninh Thuận nằm ở cực Nam Trung Bộ. Đây là vùng có những điều kiện tự nhiên rất khắc nghiệt và có nguy cơ thoái hoá đất và sa mạc hoá lớn nhất ở nước ta.
      • Địa hình ở đây rất phức tạp, độ dốc lớn.
     Nằm trong vùng có dải đồng bằng nhỏ hẹp chiếm khoảng 2% diện tích của toàn tỉnh. Vùng có nhiều đồi núi chiếm 50 – 70% diện tích tự nhiên, phân bố chủ yếu về phía tây. Vùng ven biển với những giải cồn cát chạy dài sát ra biển và là vùng đất không ổn định do di chuyển của các dải cát với hiện tượng cát bay, cát chảy và sự xâm thực của biển.

      • Về đất đai 
     Trước đây phần lớn được che phủ bởi rừng và cây bụi rậm. Nhưng do nhu cầu ngày càng tăng của xã hội trong sản xuất lương thực và thực phẩm, gỗ cho xây dựng nhà cửa, công trình, củi đun,.. nên rừng được khai thác hết mức khiến cho lớp phủ thực vật ngày càng cạn kiệt. Độ che phủ giảm thấp đến mức trung bình.

     Các loại cát trong vùng , chủ yếu là đất cát và cát pha, đất đỏ và đất xám nâu vùng bán khô hạn, nhìn chung độ phì rất thấp, chứa ít nước, nguồn nước mặt cung cấp hầu như không đáng kể. Hình dạng các cồn cát di động thay đổi hàng ngày, những trận gió cát khiến cho khu vực khô nóng càng trở nên khắc nghiệt. Với các điểm hạn chế về tính chất của đất cát, trong điều kiện độ che phủ kém và và sử dụng đất thiếu các biện pháp bảo vệ, đất cát của tỉnh ngày càng giảm độ phì, hiện tượng hoang mạc hoá đang diễn ra mạnh mẽ ở một số nơi.

     Sự biến đổi khí hậu cũng là nguyên nhân gây ra thoái hoá đất. Với các trận mưa lớn đã gây ra xói mòn đất trên các sườn dốc, sự xói mòn làm một lượng lớn các chất dinh dưỡng như nitơ, kali, magiê,... cùng các loại vi sinh vật bị rửa trôi. Những đặc trưng cơ lý của đất như độ tơi xốp, độ liên kết, độ thấm, hàm lượng các chất dinh dưỡng và vi sinh bị giảm, đất dần trở nên khô cứng, bị nén chặt không thích hợp cho trồng trọt. Nguy cơ sa mạc hoá đang từng ngày lớn dần nếu không có biện pháp ngăn chặn kịp thời.

      • Điều kiện khí tượng thuỷ văn:
     Mạng lưới thuỷ văn có mật độ sông suối rất thưa chỉ có 0,1 - 0,2 Km / Km2 . Sông suối thường ngắn và có độ dốc lớn. Lượng mưa trung bình năm vùng Ninh Thuận chỉ đạt 600 – 800mm, mùa mưa bắt đầu từ tháng 9 và kết thúc vào trung tuần tháng 12. Mùa khô kéo dài tới 8 - 9 tháng, lượng mưa chỉ chiếm 20 - 30% tổng lượng mưa cả năm. Bốc hơi tiềm năng đạt trị số cao nhất trong cả nước với 1800 - 2000mm/ năm. Số giờ nắng trung bình năm trong vùng là 2800 giờ đạt trị số cao nhất khu vực Trung Bộ.

     Đứng trước nguy cơ hoang mạc hoá gây ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt và sản xuất người dân. Nhà nước và chính quyền địa phương và các nhà khoa học đã cố gắng tìm những giải pháp nhằm ngăn chặn và phòng chống sa mạc hoá ở vùng này. Nhiều chương trình, dự án đã triển khai với mục tiêu tìm nguồn nước, trữ nước, xây dựng mô hình sinh thái phù hợp với điều kiện khô hạn ở địa phương, các dự án lâm nghiệp tăng độ che phủ rừng,....Các nỗ lực trên đã phần nào giải quyết được nhu cầu nước sinh hoạt cho người dân, đã tạo ra mô hình mới cho người dân trong canh tác, sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên thách thức lớn ở đây là các hoạt động sản xuất nông lâm nghiệp đã không thể mở rộng và phát triển được vì thiếu nước tưới cho cây trồng trong 3 - 4 năm đầu để cây có thể hút được độ ẩm hoặc nước ngầm trong đất. Làm thế nào để có nguồn nước tưới cho cây trồng trong 3 năm đầu vẫn là một câu hỏi mà người dân và các cấp lãnh đạo địa phương chưa có câu trả lời.

      Bên cạnh những chương trình dự án trên, người dân phải đối mặt với những khó khăn về hạn hán và nhu cầu về nước trong cuộc sống và sản xuất của họ bằng những biện pháp truyền thống. Để điều hoà nguồn nước, người dân đã áp dụng các biện pháp thu trữ nước như hứng nước từ mái nhà để chứa vào các lu, chum vại, bể dự trữ nước cho mùa khô hạn kéo dài, thu trữ tiểu lưu vực phục vụ cho sản xuất nông nghiệp như : hình phễu các gốc cây, tạo hồ vẩy cá trên cát, sườn dốc để trữ ẩm cho cây, cấp nước cho cây trồng diện nhỏ, thu trữ nước lưu vực rộng như xây dựng các hồ chứa, đập dâng có quy mô lớn, xây dựng các công trình thu hứng nước từ các chân đồi cát phục vụ tổng hợp cho sản xuất nông nghiệp, công nghiệp và sinh hoạt.

     Song song với việc thu trữ nước, đặc biệt là nước mưa, bảo vệ nguồn nước mưa và đất chống hoang mạc hoá cũng được nhân dân chú trọng. Nhằm tận dụng tốt hơn nước mưa bằng việc tăng độ nhám bề mặt đất bằng cách tạo thảm phủ thực vật, che phủ gốc cây, mặt đất bằng rơm rạ, lá cây để tăng cường độ ẩm cho đất,.... việc bố trí cây trồng thích hợp với từng loại đất tạo độ phì nhiêu cho đất ở những vùng có độ phì nhiêu thấp và giống chịu hạn điều chỉnh thời vụ để có thể cho lớp phủ thực vật tối đa trong mùa mưa hạn chế xói mòn đất.

     Các giải pháp thu trữ và bảo vệ đất và nước cổ truyền rất đa dạng, phong phú. Tuy nhiên, chúng còn tồn tại một cách rải rác trong từng hộ gia đình hay từng vùng. Tiềm năng của các giải pháp truyền thống này là rất lớn. Chúng đòi hỏi vốn đầu tư không nhiều, đa dạng về lọai hình, giải pháp kỹ thuật đơn giản và có thể phổ biến được rộng rãi nhằm bảo vệ và khai thác tài nguyên đất và nước chống suy thóai đất và nước.

     Trong bài báo này chúng tôi nêu ra một số giải pháp truyền thống kết hợp với tiến bộ kỹ thuật mới trong khai thác và sử dụng nước:
     - Sử dụng mái tôn, nhà mái bằng,... để hứng nước mưa vào chum vại, thường gặp ở vùng cát, vùng núi của tỉnh như Ninh Phước, Ninh Sơn, Bác ái,...Nhằm phát triển và cải tiến phương pháp hứng nước mưa bằng mái nhà của người dân phục vụ sinh họat và chăn nuôi, mô hình sẽ thiết kế việc thu trữ nước mưa trên đồi cát phục vụ cho trồng trọt như sau:
+ Trải vải ni lông để thu nước mưa vào mùa mưa trên sườn đồi cát.
+ Trữ nước mưa vào các túi nilông đặt chìm trên sườn đồi.
+ Bố trí hệ thống dẫn và ống tưới cho việc tưới cây trồng vào mùa khô.
+ Áp dụng giải pháp nông lâm kết hợp để xây dựng các mô hình sản xuất cơ cấu cây trồng, vật nuôi và cơ cấu mùa vụ phù hợp với điều kiện tự nhiên và tập quán sản xuất của người dân.

     - Đặt giếng chìm thu nước ngầm trong cát. Bằng phương pháp chôn một lọai giếng có nắp đậy ( 5 -10 cái) với chiều cao 1 m đường kính 0,5 - 1m xuống dưới chân các đồi cát; tại vị trí 1/3 chiều cao từ đáy lên có các ống cao su/ nhựa lọc nước từ cát và thu nước vào trong giếng, các giến được nối với nhau bằng ống dẫn để thu nước và dẫn về nhà để phục vụ sinh họat, chăn nuôi. Biện pháp này có thể lấy nước trong cả mùa khô và mùa mưa. Với hệ thống giếng này cũng khó có thể bảo đảm đủ nước sinh họat cho một hộ gia đình vào mùa khô vói tiêu chuẩn 60 lít / người/ ngày và 20 lít/bò/ngày. Phương pháp này chủ yếu ở huyện Ninh Phước.

     Cũng biện pháp trên nếu áp dụng tiến bộ kỹ thuật bằng cách: Xây dựng hệ thống giếng bê tông xốp bọc vải lọc chống cát chảy theo dòng nước và ống nhựa dẫn nước chôn ngầm dưới chân các đồi cát. Với công nghệ bê tông xốp, nước được thu trực tiếp vào các giếng với lưu lượng lớn và dẫn vào bể lọc tập trung nước. Mô hình này đảm bảo vào mùa khô mực nước ngầm sẽ ngập 2 khoang giếng 1m và lấy lưu lượng là 1lít/s. Có khả năng đáp ứng nhu cầu nước sinh họat và chăn nuôi của 20 hộ dân.

      - Đào các ao nhỏ dưới chân các đồi cát để thu nước thấm ra từ các đồi cát. Lưu lượng đủ để trồng rau màu trong mùa khô với diện tích vài trăm đến vài nghìn m2 tùy theo trữ lượng nước của từng vùng. Nếu áp dụng khoa học kỹ thuật bằng cách: Xây dựng hệ thống thu nước mưa bằng đường đồng mức và ống nhựa đục lỗ, quấn vải lọc trên sườn đồi. Nước mưa được gom vào các túi nilông trên sườn đồi. Đào ao dưới chân đồi, có lót vải lọc và kè đá mái bờ ao. Áp dụng giải pháp nông lâm kết hợp để xây dựng các mô hình sản xuất cơ cấu cây trồng, vật nuôi và cơ cấu mùa vụ phù hợp với điều kiện tự nhiên và tập quán sản xuất của người dân.

      - Biện pháp chống bốc thóat hơi nước: người dân thường dùng các sản phẩm phụ như rơm, rạ, cỏ , lá cây,... để phủ xung quanh gốc hoặc trên mặt luống chống bốc thóat hơi nước, giữ ẩm cho vùng rễ cây. Phương pháp này chỉ dùng cho những lọai cây có giá trị cao.
Việc cải tạo chống thoát hơi nước cho các hồ chứa hết sức cần thiết bằng cách trồng cây lâm nghiệp xung quanh hồ, thả bèo, kè đá xung quanh hồ ,...

     - Biện pháp canh tác trên sườn dốc : Sử dụng các lọai cây chịu hạn như cây neem, điều,... trồng theo đường đồng mức, theo ô để chắn gió cát và kết hợp với nông lâm kết hợp. Tuy nhiên những lọai cây này tồn tại rất ít và không cho sản phẩm. Đây là những biện pháp mà người dân vùng khô hạn sử dụng nhưng hiệu quả không cao. Khả năng ngăn chặn sa mạc là rất thấp.

     Với những xuất phát điểm có tính chất khoa học để từ đó kết hợp với tiến bộ khoa học kỹ thuật để nâng cao hiệu quả của các giải pháp trên và nhân rộng nhằm ngăn chặn sa mạc hóa ở các vùng khô hạn. Việc phòng chống hoang mạc hóa, cần nâng cao hiệu quả của các biện pháp truyền thống trong khai thác, sử dụng đất và nước, kết hợp với ứng dụng kỹ thuật mới, phục vụ sinh hoạt và sản xuất của người dân. Không ngừng nâng cao phổ biến kiến thức cộng đồng cho người dân trong việc bảo vệ tài nguyên thiên nhiên bằng nhiều hình thức cụ thể, giúp nhân nhân ổn định canh tác trên vùng khô hạn này.


Người viết bài: Nguyễn Hồng Trường
Phó Giám đốc Đài KTTV Khu vực Nam Trung Bộ

Đã xem 9913 lần BackPrintTop
Thời tiết trong nước
Nha Trangi23-29°C TP Vinhi21-26°C
Đà Nẵngi23-26°C TP Hồ Chí Minhi23-28°C
Hà Nộii20-24°C Cần Thơi24-31°C
Thời tiết quốc tế
Ảnh Ra đa
anh rada
Ảnh vệ tinh
anh ve tinh
Mô hình DB
mo hinh du bao
Hỗ trợ trực tuyến

 lien he 01 
Phòng Thông tin và Dữ liệu. Điện thoại: 058.3829639
Mobile: 0935560234
Bài viết mới
Hình ảnh
  • khi tuong thuy vanGiao hữu cầu lông
  • khi tuong thuy van...
  • khi tuong thuy van...
  • khi tuong thuy van...
  • khi tuong thuy vanảnh 3
  • khi tuong thuy vanHội nghị Công đoàn bộ phận KTTV Khánh Hòa giữa nhiệm kỳ 2012-2017