Vì sao những cơn bão lại thực sự nguy hiểm?
Đăng 10-08-2014 19:52 bởi Admin tại mục Bão - ATNĐ (cập nhật lúc 11-08-2014 07:16)

Bão và áp thấp nhiệt đới được hình thành do sự bất ổn định của khí quyển trong một phạm vi rộng lớn. Sự bất ổn định đó được gây nên do sự tương tác giữa khối không khí tầng thấp với khối không khí trên cao, với nguồn năng lượng dồi dào về chế độ nhiệt và ẩm.
Bão là dạng nhiễu động mạnh mẽ nhất có tác động to lớn đối với kinh tế và đời sống con người trên diện rộng. Tác hại chủ yếu của bão là gây mưa lớn, lũ lụt, úng ngập, nước biển dâng cao, gió mạnh, đôi khi còn kèm theo tố lốc, vòi rồng làm đổ cây cối, nhà cửa, hư hại tàu thuyền gây thiệt hại lớn cho mùa màng và đời sống con người.
Gió mạnh.
Gió mạnh trong bão là một trong các đại lượng dùng để đánh giá cường độ bão. Trong gió bão tốc độ lớn kèm theo tính chất xoáy giật và đổi hướng khi bão di chuyển là một trong các yếu tố gây hại chính của bão.
Khi một cơn bão đi tới, gió bắt đầu mạnh dần lên. Ở những nơi mắt bão hay vùng trung tâm bão đi qua trời bỗng nhiên lặng gió, quang mây rất dễ làm cho chúng ta chủ quan khi nghĩ rằng gió bão đã đi qua, nhưng điều này rất nguy hiểm. Vì lập tức ngay sau đó gió đột ngột thổi ngươc chiều và mạnh lên. Phần lớn cây cối, nhà cửa, cột điện… đều bị gió quật lại này phá đổ.
Trong cơn bão có một khu vực gió thổi rất mạnh vì thổi cùng chiều với đường đi của bão, người đi biển gọi khu vực này là “tử địa”. Ở bán cầu bắc, “tử địa” ở bên phải của đường đi bão. Ở bán cầu nam, “tử địa” nằm bên trái đường đi của bão. Trong khu vực “tử địa” góc đằng trước gió yếu hơn góc đằng sau, ở đây tàu biển thường bị cuốn vào tâm bão và không có lối thoát
Mưa lớn
Mưa do bão hoặc quá trình mưa có liên quan đến bão chiếm từ 35 - 45% tổng lượng mưa năm của nhiều địa phương ven biển. Trong đất liền phân bố lượng mưa trong một cơn bão thường đạt giá trị và cường độ lớn hơn ngoài biển vì khi vào đất liền do tác động của địa hình làm cho không khí trong bão tăng tính chất bất ổn định vốn đã rất bất ổn định của nó, như vậy lượng mưa sẽ thay đổi ở các khu vực có địa hình khác nhau.
Mưa lớn trong bão còn phụ thuộc vào cường độ bão và tốc độ di chuyển của chúng. Nhìn chung khi bão di chuyển chậm và đang ở giai đoạn đang phát triển thì mưa trong bão lớn và thời gian mưa kéo dài nên tổng lượng mưa lớn. Ngược lại nếu bão di chuyển nhanh hoặc ở trong giai đoạn đang suy yếu thì tổng lượng mưa trong bão sẽ ít hơn.
Mưa lớn trong bão tập trung trong bán kính 100 - 200km, nhưng phạm vi mưa lớn không hoàn toàn đồng đều như nhau quanh tâm bão. Thông thường ở phần phía Bắc của bão mưa lớn hơn phần phía Nam.
Thời gian mưa lớn trong bão trung bình từ 2 - 3 ngày, tuy nhiên khi bão kết hợp với không khí lạnh thì diện mưa lớn sẽ mở rộng và thời gian mưa lớn sẽ kéo dài từ 3 - 5 ngày, hậu quả của nó là những trận mưa rất lớn, thời gian mưa lớn tập trung trong vài ngày thường gây ra lũ lớn. Lũ lụt sau bão là một trong những mối nguy hiểm đe dọa tính mạng, cuộc sống của nhân dân sinh sống ven sông hoặc các vùng thấp trũng, có khi còn có lũ quét ở vùng núi. Hàng năm những thiệt hại do lũ lụt gây ra là rất lớn.
Nước dâng
Gió thổi mạnh trong một thời gian khá lâu trên mặt biển thì lôi cuốn nước đi thành những luồng nước cùng chiều. Những luồng nước này vào gần bờ thì dồn nước lên làm cho mặt nước biển cao hơn ngày thường. Gặp lúc thủy triều lên thì cộng hưởng sinh ra một “con nước lớn”. Ở các nơi mà các luồng nước bị chặn lại như ở các cửa biển hẹp thì nước lại lên cao hơn nữa. Hiện tượng này gọi là hiện tượng nước dâng do bão.
Như vậy, nước dâng do bão là lượng nước bị đẩy vào bờ do hoàn lưu gió mạnh của bão. Ở nước ta, nước dâng do bão thường xảy ra ở ven biển phía bắc của cơn bão. Lượng nước này kết hợp với thuỷ triều tạo nên triều do bão, và có thể nâng mực nước lên đến hơn 5 mét. Thêm vào đó, sóng biển do gió mạnh gây nên cũng làm tăng thêm độ cao của mực nước. Nước dâng do bão có sức tàn phá hết sức nguy hiểm, đặc biệt là khi kết hợp với triều cường khi bão đổ bộ.
Nói chung, bão càng mạnh thì nước dâng càng cao. Khu vực dân cư càng ở gần cung phần tư phía trước và bên phải (so với hướng di chuyển của bão), thì vùng cần sơ tán dân càng phải lớn. Tuy nhiên, vấn đề khó khăn là không thể dự báo chắc chắn cường độ của bão khi đổ bộ và thời điểm đổ bộ có trùng với thời gian xảy ra đỉnh triều trong ngày hay không. Do đó, biện pháp phòng chống khẩn cấp thường được áp dụng là chuẩn bị phương án phòng tránh cho bão mạnh hơn cường độ bão được dự báo một cấp. Biện pháp này là cần thiết để giảm thiểu mất mát về người và tài sản.
Dòng chảy gây ra bởi nước dâng do bão kết hợp với tác động của sóng có thể phá vỡ đê biển, làm sụt lở bờ biển và các đường giao thông ven biển. Ở các khu vực bị nước dâng tràn vào, sự xâm nhập của nước mặn gây nguy hiểm cho sức khỏe cộng đồng, phá hoại môi trường và đất canh tác.
Đặng Thị Quyên
Vì sao những cơn bão lại thực sự nguy hiểm?
(10-08-2014 07:52)Chế độ báo áp thấp nhiệt đới
(03-03-2014 09:09)Các cơn bão được đặt tên như thế nào?
(09-01-2014 02:26)Khái niệm về Bão và Áp thấp nhiệt đới
(30-12-2013 04:33)
Nha Trang | ![]() |
TP Vinh | ![]() |
Đà Nẵng | ![]() |
TP Hồ Chí Minh | ![]() |
Hà Nội | ![]() |
Cần Thơ | ![]() |
Thư chúc mừng 78 năm ngày truyền thống ngành KTTV Việt Nam
Thư chúc mừng 78 năm ngày truyền thống ngành KTTV Việt Nam...
THÀNH TỰU VÀ MỘT SỐ NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM TRONG THỜI GIAN TỚI CỦA NGÀNH KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN
Trên chặng đường 78 năm xây dựng và phát triển, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, Nhà nước, Chính phủ, Ngành Khí tượng Thủy văn (KTTV) Việt Nam đã đoàn kết một lòng, khắc phục mọi khó khăn, gian...
Dự báo thời tiết đêm 28/11 ngày 29/11/2023 tỉnh Bình Thuận
Toàn tỉnh: Mây thay đổi đến nhiều mây, đêm không mưa, ngày nắng gián đoạn. Gió đông bắc đến đông cấp 2 – 3, trưa chiều ven biển cấp 4 - 5....
HỘI THẢO “ Phân vùng nguy cơ và lập bản đồ cảnh báo sạt lở đất, đá do mưa ở tỉnh Khánh Hòa”
Tỉnh Khánh Hòa, thuộc khu vực có chế độ khí hậu nhiệt đới gió mùa, phía đông tiếp giáp với Biển Đông, hàng năm tỉnh Khánh Hòa chịu tác động của nhiều loại hình thiên tai như bão, ATNĐ, lũ, mưa lớn,...
Ninh Thuận khai thác hiệu quả tài nguyên tự nhiên
để phát triển kinh tế - xã hộiVị trí địa lý, Ninh Thuận là một tỉnh ven biển thuộc cực Nam khu vực Nam Trung Bộ. Phía Bắc giáp tỉnh Khánh Hòa, điểm cực Bắc: 12009’15" vĩ độ Bắc. Phía Nam giáp tỉnh Bình Thuận,...
BẢN TIN DỰ BÁO THỦY VĂN, HẢI VĂN
KHU VỰC NAM TRUNG BỘ24 giờ qua: Trên các sông từ Bình Định đến Nình Thuận mực nước ít biến đổi đến dao động nhỏ, riêng trên sông Lũy xuất hiện lũ nhỏ và trên sông La Ngà mực nước có dao động....
BẢN TIN DỰ BÁO, CẢNH BÁO THỦY VĂN THỜI HẠN NGẮN
KHU VỰC TỈNH KHÁNH HÒATrên các sông tỉnh Khánh Hòa mực nước ít biến đổi đến dao động nhỏ....
BẢN TIN DỰ BÁO, CẢNH BÁO HẢI VĂN THỜI HẠN ĐẾN 10 NGÀY
(Từ ngày 06 - 15/02 năm 2023)Độ cao sóng vùng biển các tỉnh từ Bình Định đến Bình Thuận phổ biến từ 1,5 - 2,5m. Khu vực Nam biển Đông bao gồm cả Quần đảo Trường Sa và huyện đảo Phú Quý độ cao sóng dao động từ 2,0 - 3,0m....
BẢN TIN DỰ BÁO THỜI TIẾTTHỦY VĂN PHỤC VỤ QUY TRÌNH VẬN HÀNH LIÊN HỒ CHỨA TRÊN LƯU VỰC SÔNG KÔN
(từ 19h/05/9 đến 19h/06/9/2023)Mực nước trên lưu vực sông Kôn biến đổi chậm....
Nghị định 68/2022/NĐ-CP Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài nguyên và Môi trường
Nghị định 68/2022/NĐ-CP Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài nguyên và Môi trường...