Biến đổi khí hậu, nhận thức và hành động của cộng đồng
Đăng 18-03-2015 15:50 bởi Admin tại mục Tin ngành (cập nhật lúc 18-03-2015 16:24)
Biến đổi khí hậu đã và đang gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống của con người trên mọi lĩnh vực, cả về môi trường và kinh tế - xã hội. Biến đổi khí hậu kéo theo thiên tai và hiện tượng thời tiết cực đoan đã làm tăng tần suất và cường độ bão, nhiệt độ trái đất ấm dần lên và nước biển dâng, ngập lụt, hạn hán, mưa lớn và sạt lở đất…
Hàng năm trên thế giới, thiên tai đã làm khoảng 3 triệu người chết và 200 triệu người chịu ảnh hưởng. Một số trường hợp thiên tai đã gây thương vong cho hàng chục nghìn người như: đợt nắng nóng ở Châu Âu vào tháng 8/2003, cơn bão Katrina ở nước Mỹ, Trận sóng thần lịch sử ở Nhật Bản hồi tháng 3 năm 2011 và gần đây nhất là cơn bão Hải Yến (Haiyan) quét qua miền Trung Philippines, gây thiệt hại nặng nề về người và tài sản mà phải rất lâu nữa mới phục hồi lại được.
Theo kịch bản của Biến đổi khí hậu(BDKH) Việt Nam Là một trong các quốc gia trên thế giới được dự báo là chịu ảnh hưởng nhiều nhất của BĐKH, hiện 70% dân số Việt Nam đang phải đối mặt với những diễn biến tiêu cực và rủi ro từ thiên tai. Các nhà khoa học cũng ước tính Việt Nam sẽ thiệt hại khoảng 2-4% GDP hàng năm vào năm 2050 và có thể lên đến trên 6,5% do chịu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, ngoài ra theo tính toán nếu nhiệt độ Trái Đất tăng lên 1,00C và mực nước biển dâng cao 1m các hiện tượng thời tiết trở nên bất thường và khó dự báo hơn: mất 12,2% diện tích đất là nơi cư trú của 23% dân số (17 triệu người), ngày càng có nhiều cơn bão và mức độ tàn phá mạnh hơn.
Đối với các tỉnh trong khu vực Nam Trung Bộ với địa hình nằm dọc bờ biển, hàng năm chịu ảnh hưởng nặng nề về các cơn bão lớn, những năm gần đây tần suất ngày càng nhiều, trong mùa khô hiện tượng khô hạn, thiếu nước xảy ra trầm trọng hơn kéo theo với đó là hiện tượng sa mạc hóa ngày càng nghiêm trọng.
Nhận thức được điều này chính phủ đã rất nỗ lực xây dựng chiến lược và thực hiện các hoạt động thích ứng, giảm thiểu các tác hại, rủi ro từ biến đổi khí hậu. Với tư cách là chủ thể của cộng đồng, mỗi người dân đã trở thành chủ thể thực thi việc ứng phó với các rủi ro thiên tai, nhưng đồng thời cũng chính là các tác nhân của nhiều hoạt động gây gia tăng thiệt hại từ các thảm họa thiên tai. Như vậy, vai trò của con người đặc biệt quan trọng cả ở đầu vào và đầu ra của quá trình ứng phó và thích nghi này.
Ảnh: Cộng đồng chung tay giảm nhẹ Biến đổi khí hậu
Theo các nhà khoa học chuyên nghiên cứu lĩnh vực biến đổi khí hậu, ở nước ta, biến đổi khí hậu được coi là vấn đề của toàn dân và toàn hệ thống chính trị, mang tính cơ bản và lâu dài đối với sự phát triển nói chung. Đây là vấn đề của nhiều thế hệ con người.
Thực tế trong những năm qua ở Việt Nam cho thấy, hoạt động xây dựng cộng đồng ứng phó với thiên tai là một trong những biện pháp hiệu quả nhất, vừa phát huy được vốn xã hội, phát huy được các thế mạnh và sáng kiến của cộng đồng, vừa tiết kiệm được chi phí từ phía đầu tư công, nhờ ở nhiều khâu quá trình này đã phát huy được hiệu quả của việc xã hội hóa.
Thông qua các hoạt động nâng cao nhận thức về các rủi ro của biến đổi khí hậu cho cộng đồng như: Tập huấn, các hội thi về biến đổi khí hậu, phổ biến các giải pháp giảm thiểu rủi ro… đến nay, khái niệm về biến đổi khí hậu không còn xa lạ với người dân. Tại nhiều địa bàn dân cư đã có các đội tình nguyện cứu trợ khẩn cấp như: Hiệp hội Chữ thập đỏ, Hội Trăng lưỡi liềm đỏ, Hội Tình nguyện xanh… hoạt động tích cực trong phòng ngừa và ứng phó thảm họa phòng chống thiên tai, xây dựng cộng đồng an toàn tại các địa phương. Nhiều nơi đã biết phát huy uy tín của các chức sắc tôn giáo trong công tác quản lý môi trường và giảm thiểu rủi ro thiên tai…
Với mục tiêu lấy con người là trung tâm trong Chiến lược Quốc gia về Biến đổi khí hậu, Phó Giáo sư, Tiến sỹ khoa học Trịnh Thị Kim Ngọc, Viện Nghiên cứu con người trực thuộc Viện hàn lâm Khoa học và xã hội Việt Nam cho rằng, Việt Nam cần xây dựng và thực thi các chương trình mục tiêu ưu tiên là xây dựng cộng đồng ứng phó hiệu quả với biến đổi khí hậu trên cơ sở đảm bảo an sinh xã hội và nâng cao năng lực con người.
Tiến sỹ Trịnh Thị Kim Ngọc nhận xét: Đối với vấn đề tăng cường năng lực và sự tham gia của cộng đồng trong các hoạt động ứng phó với biến đổi khí hậu cần đặc biệt chú trọng các kinh nghiệm ứng phó tại chỗ của người dân; phát huy phương châm “ bốn tại chỗ” gồm: Chỉ huy tại chỗ, lực lượng tại chỗ, phương tiện vật tư tại chỗ và hậu cần tại chỗ. Đồng thời, cần tổ chức các biện pháp tập huấn, diễn tập những tình huống khẩn cấp trong việc nâng cao năng lực ứng phó với biến đổi khí hậu.
Đối với người dân các địa phương những vùng chịu ảnh hưởng nghiêm trọng nhất của biến đổi khí hậu cần tập huấn cho người dân kỹ thuật sản xuất, nuôi trồng các giống cây, con…mới có khả năng chịu mặn, chịu hạn, chịu ngập lụt…trong hoàn cảnh thời tiết bất thường của nước ta.
Cũng Theo Tiến sỹ Trịnh Thị Kim Ngọc, Chính phủ cần có những quyết sách giúp cải thiện, nâng cấp hệ thống chăm sóc sức khỏe cộng đồng, hiện đại hóa cơ sở vật chất và trang thiết bị bảo vệ sức khỏe của người dân trong bối cảnh biến đổi khí hậu, đảm bảo quyền lợi các nhóm xã hội dễ bị tổn thương như: Phụ nữ, trẻ em, người già, người nghèo, dân tộc thiểu số…
Bài viết: Trần Văn Nhường
Ninh Thuận nỗ lực chủ động ứng phó với tình hình hạn hán
(08-04-2015 07:44)Thời tiết và khí hậu - nhận thức và hành động
(23-03-2015 11:16)NƯỚC LÀ CỐT LÕI CỦA PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
(23-03-2015 07:37)Nước- làm sao để bền vững
(20-03-2015 08:22)Biến đổi khí hậu, nhận thức và hành động của cộng đồng
(18-03-2015 03:50)Ninh Thuận hạn hán nghiêm trọng trong 10 năm qua
(18-03-2015 01:59)MỘT SỐ TÁC HẠI CỦA HIỆN TƯỢNG HẠN HÁN
VÀ CÔNG TÁC PHÒNG CHỐNG HẠN Ở TỈNH KHÁNH HÒA
(16-03-2015 11:28)Thông điệp của ông M. JARRAUD
(12-03-2015 04:21)Thiên tai gia tăng do tác động của biến đổi khí hậu
(12-03-2015 02:34)Xã hội hóa thông tin thời tiết
(12-03-2015 01:52)
Nha Trang | 23-29°C | TP Vinh | 21-26°C |
Đà Nẵng | 23-26°C | TP Hồ Chí Minh | 23-28°C |
Hà Nội | 20-24°C | Cần Thơ | 24-31°C |
BẢN TIN DỰ BÁO THỜI TIẾT THỦY VĂN PHỤC VỤ QUY TRÌNH VẬN HÀNHLIÊN HỒ CHỨA TRÊ LƯU VỰC SÔNG BA (từ 19h/10/11 đến 19h/11/11/2024)
Mực nước hạ lưu sông Ba dao động theo điều tiết của hồ chứa và thủy triều....
Phổ cập bộ nhận diện Ngày Chuyển đổi số
quốc gia năm 2024Phổ cập bộ nhận diện Ngày Chuyển đổi số quốc gia năm 2024...
HIỆN TƯỢNG EL NINO LÀM TRẦM TRỌNG THỜI TIẾT KHÔ NÓNG TẠI NINH THUẬN
Ninh Thuận là một tỉnh có đặc thù là nắng nóng, khô hạn nhất cả nước. Trong năm có hai mùa rõ rệt, với mùa khô kéo dài từ tháng 01 đến tháng 8 và mùa mưa từ tháng 9 đến tháng 12....
Bảo vệ nguồn nước – Hướng tới một tương lai ngày càng tốt đẹp
Nước là nguồn tài nguyên vô cùng quan trọng và cần thiết đối với đời sống của con người cũng như các sinh vật khác trên Trái Đất. Nguồn nước có vai trò quyết định đến các hoạt động sản xuất và sinh...
BẢO VỆ NGUỒN NƯỚC LÀ BẢO VỆ CHÍNH CUỘC SỐNG CHÚNG TA
Nguồn nước, một trong những tài nguyên quý báu nhất của hành tinh, đóng vai trò không thể phủ nhận trong sự sống của mỗi chúng ta và của toàn bộ hệ sinh thái...
ÁP DỤNG CÔNG NGHỆ DỰ BÁO TÁC ĐỘNG TRONG CÔNG TÁC PHÒNG, CHỐNG THIÊN TAI VÀ ỨNG PHÓ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TRÊN KHU VỰC NAM TRUNG BỘ
Dự báo tác động là dự báo dựa trên các tác động có khả năng xảy ra của thời tiết, các thiên tai Khí tượng Thủy văn (KTTV) cho dân sinh, kinh tế và xã hội đối với một lĩnh vực cụ thể và ở một khu vực...
THAY ĐỔI LỐI SỐNG SINH HOẠT CHUNG TAY GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
Biến đổi khí hậu là cụm từ không quá xa lạ với tất cả mọi người, là một vấn đề toàn cầu,...
THÔNG TIN KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN TRONG BẢO VỆ CUỘC SỐNG NGƯỜI DÂN
Hiện nay, Biến đổi khí hậu đang trở nên ngày một rõ ràng và nguy hiểm hơn ở khắp mọi nơi trên thế giới....
CHỦ ĐỀ NGÀY KHÍ TƯỢNG THẾ GIỚI NĂM 2024
“Khí tượng thủy văn tiên phong ứng phó biến đổi khí hậu”...
CHỦ ĐỀ NGÀY KHÍ TƯỢNG THẾ GIỚI NĂM 2024
“Khí tượng thủy văn tiên phong ứng phó biến đổi khí hậu”Tổ chức Khí tượng thế giới (World Meteorological Organization - WMO) đã công bố chủ đề ngày Khí tượng thế giới năm 2024 là “At the frontline of climate action”...