Sạt lở đất - vấn đề cần quan tâm trong mùa mưa

Đăng 27-07-2015 14:42 bởi Admin tại mục Tin ngành (cập nhật lúc 27-07-2015 14:46)

Hinh-anh

     Hàng năm, trên địa bàn tỉnh Bình Thuận, đặc biệt là các khu vực vùng núi, ven sông, suối thường xảy ra hiện tượng sạt lở đất gây thiệt hại về nhà cửa, công trình và đôi khi cả tính mạng của nhân dân.

     Chúng ta cùng đi tìm hiểu về hiện tượng này: 

     Sạt lở là hiện tượng mất ổn định và dịch chuyển sườn dốc, mái dốc, gây mất ổn định công trình, vùi lấp người và tài sản, phá hoại diện tích canh tác và môi trường sống, có thể dẫn tới những thảm hoạ lớn cho con người và xã hội.

     Các loại hình sạt lở thường gặp nhất bao gồm: trượt lở, sạt lở, sụt lở, lở đá, dòng lũ bùn đá.

     1. Trượt lở: Xảy ra nhiều ở các sườn đồi núi dốc, đường giao thông, hệ thống đê đập, các bờ mỏ khai thác khoáng sản, các hố đào xây dựng công trình... Khi mất ổn định, đất đá thường chuyển dịch theo một mặt hoặc một đới trượt. Đây là loại hình tai biến thường có qui mô từ trung bình tới lớn, phạm vi phát triển rộng, diễn biến từ rất chậm ( 2- 5cm/ năm) gây chủ quan cho con người, tới cực nhanh ( lớn hơn 3m/s) làm cho con người không đối phó kịp. Đất đá trượt lở từ vài chục vạn m3 tới 1 - 2 triệu m3, trườn đi xa tới 0,5 - 1 km, đủ lớn để chặn dòng sông suối, dàng nước, tạo nên lũ quét vỡ dòng, đặc biệt nguy hiểm cho các cụm dân cư ở hạ du.

     2. Sạt lở đất thường xảy ra tại các thung lũng và triền sông, dọc các bờ biển bị xói lở. Tác động trực tiếp của dòng chảy và của sóng...làm mất ổn định dải đất ven bờ, kéo theo hiện tượng sạt lở. Trong quá trình sạt lở, có sự đan xen giữa hiện tượng dịch chuyển trượt, hiện tượng sụp đổ. Hiện tượng sạt lở thường được báo trước bằng các vết nứt sụt ăn sâu vào đất liền và kéo dài theo bờ sông, bờ biển. Diễn biến phá hoại của sạt lở nhanh và đột ngột. Sạt lở bờ thường có xu hướng tái diễn nhiều năm, phạm vi ảnh hưởng rộng, đe doạ phá hỏng cả cụm dân cư, đặc biệt là các cụm dân cư kinh tế lâu năm ở các vùng đồng bằng, ven biển. 

     3. Sụt lở đất thường xảy ra ở các tuyến đường giao thông, các tuyến đê. Vào mùa mưa, dòng lũ ở các sông suối đào bới các đoạn bờ cong, các khúc uốn làm sụt lở mái dốc thấp hơn mặt đường. Sụt lở đất ở các triền đồi núi thường làm mất một phần mặt đường hoặc cả đoạn đường đồi núi phá hoại cả một tuyến đường, gây ách tắc vận chuyển và hệ quả kinh tế xã hội nghiêm trọng.

     4. Lở đá: Là hiện tượng các tảng đá, mất gắn kết với cả khối, sụp đổ và lăn xuống vùng thấp. Đá lở thường xảy ra trên các tuyến đường giao thông miền núi, trên các sườn dốc và lân cận một số khu dân cư.

     Công tác dự báo sạt lở: Hiện nay chưa thực hiện nhiều về công tác dự báo mà chỉ ở mức cảnh báo khi xảy ra mưa to nhiều ngày; do vậy trong mùa mưa những khu vực vùng núi, triền sông, triền suối ở các địa phương cần cảnh giác đề phòng với hiện tượng này nhằm giảm thiểu thiệt hại về người và công trình, tài sản.

     Một số hình ảnh về sạt lở đất đã xảy ra ở Bình Thuận


Sạt lở đèo Tà Pứa - Đức Linh

Người viết bài: Phạm Hùng Sơn

Đã xem 6235 lần BackPrintTop
Thời tiết trong nước
Nha Trangi23-29°C TP Vinhi21-26°C
Đà Nẵngi23-26°C TP Hồ Chí Minhi23-28°C
Hà Nộii20-24°C Cần Thơi24-31°C
Thời tiết quốc tế
Ảnh Ra đa
anh rada
Ảnh vệ tinh
anh ve tinh
Mô hình DB
mo hinh du bao
Hỗ trợ trực tuyến

 lien he 01 
Phòng Thông tin và Dữ liệu. Điện thoại: 058.3829639
Mobile: 0935560234
Bài viết mới
Hình ảnh
  • khi tuong thuy vanGiao hữu cầu lông
  • khi tuong thuy van...
  • khi tuong thuy van......
  • khi tuong thuy van...
  • khi tuong thuy van...
  • khi tuong thuy van...