Tác động của BĐKH đến sự phát triển dân số và bình đẳng giới
Đăng 19-03-2014 16:11 bởi Admin tại mục Tin ngành (cập nhật lúc 19-03-2014 16:13)
Rõ ràng khí hậu đã và đang biến đổi và có những tác động tiềm tàng, bất lợi đến sự phát triển nhiều mặt của đời sống, kinh tế, xã hội. Biến đổi khí hậu (BĐKH) không chỉ tác động đến môi trường sống, không còn là vấn đề của các ngành riêng lẻ mà chính là vấn đề của sự phát triển bền vững của nhiều ngành nghề trong xã hội trong đó có sự phát triển dân số, kế hoạch gia đình và bình đẳng giới.
Sự gia tăng dân số đi kèm nhu cầu khai thác tài nguyên thiên nhiên quá mức và các hoạt động sản xuất của con người thải ra nhiều lượng khí CO2 gây hiệu ứng nhà kính là những nhân tố gây BĐKH thế giới. Theo báo cáo của Unfpa công bố tại Berlin đã khẳng định việc dân số tăng trong quá khứ phải chịu trách nhiệm đối với khoảng 50% lượng phát thải CO2 trên thế giới.
Khánh Hoà là tỉnh ven biển Nam Trung Bộ với khoảng 84,1% dân cư sống ở khu vực ven biển, 4,7% dân số thuộc dân tộc thiểu số (theo niên giám thống kê năm 2010), đây cũng là khu vực dễ chịu ảnh hưởng của BĐKH và nước biển dâng. Theo số liệu thống kê trung bình mỗi năm dân số tỉnh Khánh Hoà tăng thêm khoảng trên 10.000 người. Trong những năm gần đây do tác động của BĐKH, các loại hình thiên tai như: bão, lũ, hạn hán, nắng nóng ... xảy ra với tần suất và cường độ ngày càng nhiều gây thiệt hại lớn đối với kinh tế và sự phát triển của tỉnh: năm 2007 thiệt hại khoảng 56 tỷ đồng; năm 2008: 100 tỷ đồng; năm 2009: khoảng 450 tỷ đồng; năm 2010 thiệt hại khoảng 450 tỉ đồng....
BĐKH với các biểu hiện là thiên tai bão, lũ, nước biển dâng làm đói nghèo trầm trọng hơn và cuộc sống của nhóm dân số chưa được quan tâm và dễ bị tổn thương ngày càng khó khăn hơn. Các hộ gia đình nghèo ven biển và các dân tộc thiểu số ít người rất dễ bị tổn thương do BĐKH vì thu nhập ít ỏi của họ không đủ để họ tiếp cận các dịch vụ chăm sóc y tế hay các mạng lưới bảo trợ xã hội giúp bảo vệ họ khỏi những mối đe dọa do điều kiện sống bị thay đổi.
BĐKH tác động đến sự di dân làm mất cân bằng dân số, ảnh hưởng đến an ninh xã hội. Hàng trăm nghìn người hiện đang sống ở những vùng ven biển trũng có thể sẽ phải từ bỏ nhà cửa của họ nếu mực nước biển dâng tiếp tục dâng cao và lũ lụt tiếp tục hoành hành với tần suất càng ngày càng gia tăng như hiện nay. Ngoài ra hạn hán kéo dài và nghiêm trọng có thể đẩy nhiều nông dân từ các vùng nông thôn ra các đô thị để kiếm kế sinh nhai mới vì vậy càng gia tăng sự mất cân bằng dân số, dẫn tới ở thành phố đất chật người đông, sự phân hoá giàu nghèo ngày càng thể hiện rõ rệt.
Bên cạnh đó BĐKH làm giảm chất lượng nước và trữ lượng nước sạch, nguy cơ gia tăng các bệnh truyền nhiễm và đây chính là các yếu tố đe dọa sức khỏe sinh sản, điều kiện nuôi dưỡng, chăm sóc bà mẹ và trẻ em. BĐKH không những gây nguy hiểm tới cuộc sống và hủy hoại sinh kế của con người mà còn gia tăng sự bất bình đẳng giữa phụ nữ và nam giới. Với một nước thuần nông như Việt Nam thì phụ nữ chiếm tỷ lệ lớn hơn nam giới trong lực lượng lao động nông nghiệp. Do vậy, hạn hán và lượng mưa bất thường khiến họ phải lao động vất vả hơn để bảo đảm lương thực, nước uống và năng lượng cho cả gia đình, do đó phụ nữ ít có thời gian để học tập hơn. Phụ nữ, đặc biệt ở các vùng nông thôn, miền núi, ven biển đã phải chịu đựng nhiều gánh nặng vì sự thay đổi của môi trường. Phụ nữ còn chưa được bình đẳng trong việc ra quyết định, tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản và tình dục, cũng như giáo dục và tiếp cận thông tin; tất cả những điều này sẽ không chỉ gây ảnh hưởng xấu đến hạnh phúc của nhân loại mà còn giảm khả năng phục hồi của các quốc gia trước tác động biến đổi khí hậu. Mặc dù đôi khi phụ nữ chỉ được coi là nạn nhân nhưng họ cũng là những tác nhân giúp tạo ra sự thay đổi trong các hoạt động giảm nhẹ, quản lý và thích ứng với biến đổi khí hậu trong gia đình, nơi làm việc, cộng đồng và đất nước của họ.
Ảnh minh hoạ: Đối tượng dễ tổn thương nhất do ảnh hưởng BĐKH là phụ nữ và trẻ em
Do vậy, để giúp cho con người thích ứng được với những tác động của BĐKH, chúng ta phải nâng cao sức khỏe sinh sản, kể cả việc tiếp cận dịch vụ kế hoạch hóa gia đình tự nguyện, giảm nguy cơ bị tác động và tăng cường khả năng thích ứng. Bên cạnh việc góp phần làm bình ổn dân số, thì việc người phụ nữ có khả năng lập kế hoạch cho gia đình của mình có thể nâng cao năng lực của họ ứng phó với những thực tế bắt nguồn từ BĐKH, kể cả việc di dân trong điều kiện khí hậu khắc nghiệt. Và hơn hết chúng ta phải có những chiến lược và những nghiên cứu cụ thể hơn nữa về tác động của BĐKH tới sự phát triển dân số và bình đẳng giới, giúp cho con người có thể tự thích nghi và phòng chống tác động của BĐKH.
Tác giả: Trần Văn Hưng - Phòng Dự báo
Gió mạnh kết hợp với sóng lớn, triều cường gây sạt lở bờ biển - Loại hình thiên tai thường xảy ra gây thiệt hại ở Bình Thuận
(25-03-2014 03:38)KỶ NIỆM NGÀY NƯỚC THẾ GIỚI 2014 - NƯỚC VÀ NĂNG LƯỢNG
(24-03-2014 11:12)Hãy hành động bảo vệ nguồn nước
(21-03-2014 04:14)Cần chủ động đề phòng khô hạn
(21-03-2014 09:20)Tác động của BĐKH đến sự phát triển dân số và bình đẳng giới
(19-03-2014 04:11)Biến đổi khí hậu và hành động của thanh niên
(19-03-2014 03:45)Thời tiết và khí hậu - Vai trò của giới trẻ
(19-03-2014 03:41)Sự khắc nghiệt của thời tiết ngay trong mùa mưa tỉnh Khánh Hoà năm 2012, 2013
(19-03-2014 10:39)Cảnh báo tình hình khô hạn, thiếu nước ở khu vực Nam Trung Bộ
(19-03-2014 08:38)Trách nhiệm của thanh niên trong việc ứng phó với Biến đổi khí hậu
(14-03-2014 04:02)
Nha Trang | 23-29°C | TP Vinh | 21-26°C |
Đà Nẵng | 23-26°C | TP Hồ Chí Minh | 23-28°C |
Hà Nội | 20-24°C | Cần Thơ | 24-31°C |
BẢN TIN DỰ BÁO THỜI TIẾT THỦY VĂN PHỤC VỤ QUY TRÌNH VẬN HÀNHLIÊN HỒ CHỨA TRÊ LƯU VỰC SÔNG BA (từ 19h/10/11 đến 19h/11/11/2024)
Mực nước hạ lưu sông Ba dao động theo điều tiết của hồ chứa và thủy triều....
Phổ cập bộ nhận diện Ngày Chuyển đổi số
quốc gia năm 2024Phổ cập bộ nhận diện Ngày Chuyển đổi số quốc gia năm 2024...
HIỆN TƯỢNG EL NINO LÀM TRẦM TRỌNG THỜI TIẾT KHÔ NÓNG TẠI NINH THUẬN
Ninh Thuận là một tỉnh có đặc thù là nắng nóng, khô hạn nhất cả nước. Trong năm có hai mùa rõ rệt, với mùa khô kéo dài từ tháng 01 đến tháng 8 và mùa mưa từ tháng 9 đến tháng 12....
Bảo vệ nguồn nước – Hướng tới một tương lai ngày càng tốt đẹp
Nước là nguồn tài nguyên vô cùng quan trọng và cần thiết đối với đời sống của con người cũng như các sinh vật khác trên Trái Đất. Nguồn nước có vai trò quyết định đến các hoạt động sản xuất và sinh...
BẢO VỆ NGUỒN NƯỚC LÀ BẢO VỆ CHÍNH CUỘC SỐNG CHÚNG TA
Nguồn nước, một trong những tài nguyên quý báu nhất của hành tinh, đóng vai trò không thể phủ nhận trong sự sống của mỗi chúng ta và của toàn bộ hệ sinh thái...
ÁP DỤNG CÔNG NGHỆ DỰ BÁO TÁC ĐỘNG TRONG CÔNG TÁC PHÒNG, CHỐNG THIÊN TAI VÀ ỨNG PHÓ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TRÊN KHU VỰC NAM TRUNG BỘ
Dự báo tác động là dự báo dựa trên các tác động có khả năng xảy ra của thời tiết, các thiên tai Khí tượng Thủy văn (KTTV) cho dân sinh, kinh tế và xã hội đối với một lĩnh vực cụ thể và ở một khu vực...
THAY ĐỔI LỐI SỐNG SINH HOẠT CHUNG TAY GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
Biến đổi khí hậu là cụm từ không quá xa lạ với tất cả mọi người, là một vấn đề toàn cầu,...
THÔNG TIN KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN TRONG BẢO VỆ CUỘC SỐNG NGƯỜI DÂN
Hiện nay, Biến đổi khí hậu đang trở nên ngày một rõ ràng và nguy hiểm hơn ở khắp mọi nơi trên thế giới....
CHỦ ĐỀ NGÀY KHÍ TƯỢNG THẾ GIỚI NĂM 2024
“Khí tượng thủy văn tiên phong ứng phó biến đổi khí hậu”...
CHỦ ĐỀ NGÀY KHÍ TƯỢNG THẾ GIỚI NĂM 2024
“Khí tượng thủy văn tiên phong ứng phó biến đổi khí hậu”Tổ chức Khí tượng thế giới (World Meteorological Organization - WMO) đã công bố chủ đề ngày Khí tượng thế giới năm 2024 là “At the frontline of climate action”...