Hành động để giúp đỡ và bảo vệ phụ nữ với các dịch vụ thời tiết , khí hậu và nước.
Đăng 28-11-2014 15:08 bởi Admin tại mục Tin ngành (cập nhật lúc 17-12-2014 16:55)
Vào ngày 17-11-2014 tại Giơnevơ-Thuỵ Sĩ, Tổ chức Khí tượng thế giới đã tổ chức một hội nghị về vai trò của phụ nữ trong việc phát triển và sử dụng các dịch vụ khí hậu-thời tiết vì lợi ích của toàn thể cộng đồng. Trong thực tế, phụ nữ và nam giới có cách tiếp cận, sử dụng và phản ứng với thông tin dự báo khác nhau. Và “ Phụ nữ và trẻ em gái là những đối tượng đặc biệt dễ bị tổn thương trong những hoàn cảnh thời tiết cực đoan, nhưng họ cũng là đối tượng nhạy cảm nhất trong khả năng phục hồi của cộng đồng”- như Tổng thư ký Liên hợp quốc BanKiMoon đã phát biểu tại hội nghị.
Hội nghị có sự tham dự của khoảng 300 người, từ các Bộ trưởng, người đứng đầu cơ quan Liên hợp quốc đến các lãnh đạo cộng đồng địa phương. Năm nội dung chính được thảo luận trong hội nghị là:
1. Nông nghiệp và an ninh lương thực:
Ở nhiều nước đang phát triển, phụ nữ chiếm hơn một nửa trong lực lượng sản xuất tạo ra lương thực, thực phẩm nhưng rất hiếm khi được tiếp cận với các nguồn tài nguyên và thông tin. Một cuộc khảo sát của chương trình lương thực thế giới trên 95 quốc gia cho thấy chỉ có khoảng 5% các dịch vụ khuyến nông đang hướng đến phụ nữ.
Nguồn: Internet
Có khoảng 300 triệu phụ nữ không có điện thoại di động ít hơn so với nam giới, nghĩa là những bản tin dự báo thời tiết và những cảnh báo được cung cấp qua công nghệ điện thoại thuận tiện và nhanh chóng này không tới được những người cần chúng nhất. Còn những bản tin thời tiết trên truyền hình hay radio thì lại thường được phát trong khoảng thời gian khi họ đang bận rộn với những công việc gia đình.
Cũng trong hội nghị có ý kiến cho rằng những bản tin thời tiết, cảnh báo nên chuyển từ thuật ngữ chuyên ngành thành những thông điệp dễ hiểu ,dễ tiếp cận để áp dụng. Và phải phù hợp theo cách tiếp nhận thông tin của phụ nữ vì họ thường có những hành động theo thông tin dự báo đưa ra một cách khác với nam giới.
2. Giảm nhẹ rủi ro thiên tai:
Ở nhiều nơi trên thế giới, phụ nữ và trẻ em thường bị ảnh hưởng nặng nề từ thảm hoạ thiên nhiên hơn nam giới do không được tiếp cận với thông tin qua truyền thông hay di động (trừ một số nước phát triển). Họ cũng là những người góp phần mạnh mẽ trong việc phục hồi sau thiên tai. Do đó, khi chúng ta hiểu hơn sự khác nhau về cách phụ nữ và nam giới tiếp cận và sử dụng các cảnh báo nguy hiểm sẽ có ích trong việc cải thiện những dự báo tác động đến họ giúp giảm thiệt hại.
Nguồn: Internet
Hội nghị cũng nhấn mạnh cần quan tâm hơn nữa việc trau dồi kỹ năng cho phụ nữ trong quản lý và giảm thiểu rủi ro thiên tai, đồng thời cần phải có sự phối hợp tốt hơn giữa các dịch vụ khí tượng và các cơ quan quản lý thiên tai.
3. Sức khoẻ
Trong những sự kiện khí hậu cực đoan, sức khoẻ của phụ nữ và trẻ em thường dễ bị tổn thương hơn so với nam giới, ví dụ như về điều kiện dinh dưỡng hay các bệnh liên quan đến khí hậu như sốt rét. Theo Tổ chức Y tế Thế giới, mỗi năm có đến 4,3 triệu người thiệt mạng do ô nhiễm không khí trong nhà khi nấu ăn.
Hội nghị đã nhất trí về sự cần thiết của việc phân tích tác động của thời tiết và biến đổi khí hậu theo giới. Điều này khuyến khích các dịch vụ khí tượng chú ý nhiều hơn tác động với sức khoẻ cộng đồng, đặc biệt là đối tượng trẻ em và phụ nữ. Các dịch vụ khí tượng có thể tăng cường kết hợp với những thông tin trên các trang web về sức khoẻ để nâng cao chất lượng cảnh báo phục vụ cộng đồng. Một ví dụ điển hình là từ nhận thức về tác động của khí hậu với sức khoẻ, chúng ta thấy được sự cần thiết phải chuyển sang một nền kinh tế cacborn thấp để cải thiện sức khoẻ cộng đồng, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em.
4. Nước
Phụ nữ ở các nước đang phát triển phải dành vài giờ mỗi ngày đi bộ đường dài với nhiều gánh nặng để lấy nước và nhiên liệu. Ví dụ ở khu vực châu Phi cận Sahara , phụ nữ và trẻ em gái phải chịu trách nhiệm chính (71%) cho việc lấy nước và trong tương lai sẽ trở thành gánh nặng hơn khi nước ngọt ngày càng trở nên khan hiếm với gần hai tỷ người sống trong các khu vực khan hiếm nước nghiêm trọng.
Nguồn: Internet
Trong thực tế đã có sự mất cân bằng và bất bình đẳng về giới tính trong các vấn đề về nước và biến đổi khí hậu, điều này có thể thấy trong sự phân chia trách nhiệm và lợi ích hàng ngày hay về thông tin và kiến thức mà mỗi giới tiếp cận. Mà thông thường là phụ nữ có nhu cầu sử dụng nhiều hơn nhưng lại ít được thông tin hơn.
Ở nhiều quốc gia năng lực quản lý nguồn nước còn chưa cao. Nếu nâng cao vai trò, thúc đẩy giáo dục và đào tạo phụ nữ đồng thời với việc sử dụng kiến thức địa phương của họ sẽ góp phần cải thiện việc cung cấp nước hiệu quả và tổng hợp chính sách quản lý nước tăng khả năng phục hồi.
5. Nghề nghiệp
Phụ nữ chỉ chiếm 30% trong tổng số người làm việc trong lĩnh vực khí tượng, thủy văn trên toàn cầu. Trong hội nghị đã có ý kiến đề nghị tăng sự hấp dẫn của các nghề nghiệp trong lĩnh vực thời tiết, khí hậu và nước. Cụ thể là sự cần thiết phải cải thiện tiền lương, ưu tiên trong điều kiện tuyển dụng, giới thiệu và xúc tiến các chính sách có lợi cho phụ nữ để khuyến khích có thêm nhiều nhà khoa học nữ tham gia học tập. nghiên cứu và làm việc trong lĩnh vực này.
Nguồn : http://www.wmo.int
Hội nghị chỉ đạo công tác phòng, chống hạn khu vực Trung bộ, Tây Nguyên và Đông Nam Bộ
(28-01-2015 02:08)Thông báo tuyển dụng 2015
(25-12-2014 12:29)HỘI NGHỊ TỔNG KẾT CÔNG TÁC NĂM 2014
(17-12-2014 02:31)Tổng hợp diễn biến, công tác chuẩn bị và ứng phó với bão số 4(Sinlaku)
(04-12-2014 03:49)Hành động để giúp đỡ và bảo vệ phụ nữ với các dịch vụ thời tiết , khí hậu và nước.
(28-11-2014 03:08)Chủ động phương án ứng phó với bão rất mạnh và siêu bão
(16-10-2014 03:45)Chủ động đề phòng dông sét ở Ninh Thuận
(16-10-2014 03:33)Khả năng tình trạng khô hạn và thiếu nước sẽ xuất hiện
(16-10-2014 03:27)Hưởng ứng Ngày quốc tế Phòng chống và giảm nhẹ thiên tai
(16-10-2014 03:10)Đẩy nhanh tiến độ xây dựng Luật Khí tượng Thủy văn
(06-10-2014 07:52)
Nha Trang | 23-29°C | TP Vinh | 21-26°C |
Đà Nẵng | 23-26°C | TP Hồ Chí Minh | 23-28°C |
Hà Nội | 20-24°C | Cần Thơ | 24-31°C |
BẢN TIN DỰ BÁO THỜI TIẾT THỦY VĂN PHỤC VỤ QUY TRÌNH VẬN HÀNHLIÊN HỒ CHỨA TRÊ LƯU VỰC SÔNG BA (từ 19h/10/11 đến 19h/11/11/2024)
Mực nước hạ lưu sông Ba dao động theo điều tiết của hồ chứa và thủy triều....
Phổ cập bộ nhận diện Ngày Chuyển đổi số
quốc gia năm 2024Phổ cập bộ nhận diện Ngày Chuyển đổi số quốc gia năm 2024...
HIỆN TƯỢNG EL NINO LÀM TRẦM TRỌNG THỜI TIẾT KHÔ NÓNG TẠI NINH THUẬN
Ninh Thuận là một tỉnh có đặc thù là nắng nóng, khô hạn nhất cả nước. Trong năm có hai mùa rõ rệt, với mùa khô kéo dài từ tháng 01 đến tháng 8 và mùa mưa từ tháng 9 đến tháng 12....
Bảo vệ nguồn nước – Hướng tới một tương lai ngày càng tốt đẹp
Nước là nguồn tài nguyên vô cùng quan trọng và cần thiết đối với đời sống của con người cũng như các sinh vật khác trên Trái Đất. Nguồn nước có vai trò quyết định đến các hoạt động sản xuất và sinh...
BẢO VỆ NGUỒN NƯỚC LÀ BẢO VỆ CHÍNH CUỘC SỐNG CHÚNG TA
Nguồn nước, một trong những tài nguyên quý báu nhất của hành tinh, đóng vai trò không thể phủ nhận trong sự sống của mỗi chúng ta và của toàn bộ hệ sinh thái...
ÁP DỤNG CÔNG NGHỆ DỰ BÁO TÁC ĐỘNG TRONG CÔNG TÁC PHÒNG, CHỐNG THIÊN TAI VÀ ỨNG PHÓ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TRÊN KHU VỰC NAM TRUNG BỘ
Dự báo tác động là dự báo dựa trên các tác động có khả năng xảy ra của thời tiết, các thiên tai Khí tượng Thủy văn (KTTV) cho dân sinh, kinh tế và xã hội đối với một lĩnh vực cụ thể và ở một khu vực...
THAY ĐỔI LỐI SỐNG SINH HOẠT CHUNG TAY GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
Biến đổi khí hậu là cụm từ không quá xa lạ với tất cả mọi người, là một vấn đề toàn cầu,...
THÔNG TIN KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN TRONG BẢO VỆ CUỘC SỐNG NGƯỜI DÂN
Hiện nay, Biến đổi khí hậu đang trở nên ngày một rõ ràng và nguy hiểm hơn ở khắp mọi nơi trên thế giới....
CHỦ ĐỀ NGÀY KHÍ TƯỢNG THẾ GIỚI NĂM 2024
“Khí tượng thủy văn tiên phong ứng phó biến đổi khí hậu”...
CHỦ ĐỀ NGÀY KHÍ TƯỢNG THẾ GIỚI NĂM 2024
“Khí tượng thủy văn tiên phong ứng phó biến đổi khí hậu”Tổ chức Khí tượng thế giới (World Meteorological Organization - WMO) đã công bố chủ đề ngày Khí tượng thế giới năm 2024 là “At the frontline of climate action”...