Tổng hợp diễn biến, công tác chuẩn bị và ứng phó với bão số 4(Sinlaku)
Đăng 04-12-2014 15:49 bởi Admin tại mục Tin ngành (cập nhật lúc 04-12-2014 16:26)
Cơn bão số 4 đã đi qua ảnh hưởng đến các tỉnh từ Bình Định đến Khánh Hòa tuy có để lại nhiều hậu quả chưa thể khắc phục ngay được, nhưng nhìn chung do được sự chỉ đạo kịp thời của lãnh đạo Trung ương và sự chuẩn bị tốt từ công tác dự báo của cơ quan thời tiết đến tinh thần ứng phó bão trong nhân dân cao nên những thiệt hại do bão số 4 gây ra được giảm thiểu đáng kể. Điểm lại một số diễn biến, công tác chuẩn bị và ứng phó với bão số 4:
Diễn biến bão số 4: đây là cơn bão tuy không lớn nhưng hình thành và có tốc độ di chuyển nhanh.
- Từ ngày 26/11/2014 đã có những bản tin đầu tiên về Áp thấp nhiệt đới (ATNĐ) gần Biển đông.
- Đến ngày 28/11/2014 ATNĐ trên phát triển thành bão số 4 có tên gọi là Sinlaku và di chuyển vào Biển Đông với sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 8 (tức là từ 62 đến 74km một giờ), giật cấp 9, cấp 10 lúc 13 giờ ngày 28/11, vị trí tâm bão ở vào khoảng 11,3 độ vĩ Bắc; 116,0 độ kinh Đông, cách đảo Song Tử Tây khoảng 190km về phía Đông. Những bản tin bão liên tục được cập nhật 3 tiếng đồng hồ một lần.
Bản đồ đường đi cơn bão số 4
(Nguồn : Trung Tâm Khí tượng Thủy văn Trung ương)
- Đến sáng ngày 29/11/2014 bão số 4 đã di chuyển đến gần bờ khu vực đất liền các tỉnh từ Bình Định , Phú Yên, Khánh Hòa. Tại Đài Khí tượng Thủy văn Khu vực Nam Trung Bộ công tác quan sát số liệu phục vụ và dự báo được tăng cường đến mức cao nhất với mỗi 01 tiếng đồng hồ cho một bản tin bão khẩn cấp cập nhật vị trí cũng như cấp độ gió gây nguy hiểm cho người và tài sản trên khu vực chịu ảnh hưởng bão.
Nhân viên Khí tượng Đài KTTV Nam Trung Bộ thức suốt đêm "canh bão"
-Từ 21 giờ ngày 29/11 đến rạng sáng ngày 30/11/2014 bão số 4 đã đổ bộ vào nam Bình Định và phía bắc tỉnh Phú Yên gây mưa tó, gió lớn trên khu vực này như tại huyện An Nhơn, Tp. Quy Nhơn (Bình Định), Sông Cầu, Tuy An, Tuy Hòa (Phú Yên).
- Đến sáng ngày 30/11/2014 bão số 4 bắt đầu suy yếu thành ATNĐ trên đất liền và di chuyển về phía tây gây mưa trên khu vực Gia Lai, Đăclăk.
Công tác chuẩn bị và ứng phó khi bão đi qua và đổ bộ vào đất liền:
-Từ ngày 28/11/2014 tại Hà Nội, Ban chỉ đạo phòng chống lụt bão TW đã có cuộc họp bàn các biện pháp đối phó với cơn bão số 4, Bộ trưởng bộ NN & PTNT Cao Đức Phát đã chủ trì cuộc họp. Trong cuộc họp Bộ trưởng đã đề nghị các Bộ, ngành và địa phương tiếp tục thông báo và kiên quyết kêu gọi, hướng dẫn các tàu, thuyền đang ở trong vùng nguy hiểm di chuyển đến nơi tránh trú an toàn. Bộ trưởng nhấn mạnh là “ Các phương án phòng chống bão số 4 phải được hoàn tất trước 17 giờ ngày 29/11”.
- Sau đó từ sáng ngày 29/11 Bộ trưởng Cao Đức Phát đã dẫn đầu đoàn công tác về kiểm tra công tác ứng phó với bão số 4 tại Bình Định và chiều cùng ngày đến Phú Yên để trực tiếp chỉ đạo ứng phó bão tại đây khi bão đổ bộ.
Bộ trưởng Bộ NN & PTNT Cao Đức Phát trực tiếp chỉ đạo các địa phương đối phó bão số 4.
(Nguồn: VOV)
Trong khi đó, tinh thần chủ động phòng chống bão lũ của nhân dân đóng vai trò rất quan trọng. Từ khi có tin bão, nhân dân các địa phương được dự báo có nguy cơ bị ảnh hưởng của bão đã khẩn trương và tích cực triển khai các biệp pháp phòng chống bão.
- Trong sáng ngày 29/11 tỉnh Bình Định đã có hơn 5 ngàn tàu thuyền với hơn 21 ngàn lao động vào bờ an toàn hoặc thoát khỏi vùng nguy hiểm.
- Chiều ngày 29/11 tại các xã ven biển tỉnh Phú Yên đã cơ bản hình thành việc di dời lồng bè, chằng chống nhà cửa sẵn sàng đón bão số 4 đổ bộ. Tại huyện Tuy An, đến chiều 29/11, 100 % tàu thuyền tại vùng biển xã An Hòa đã được ngư dân đưa đi tránh trú bão, vùng nuôi tôm hùm lớn thì được ngư dân đưa lồng bè vào bờ.
Bộ đội giúp dân chằng chống nhà cửa
(Nguồn :internet)
- Tại khu dân cư xóm Rớ, phường Phú Đông-Tuy Hòa, các lực lượng địa phương đã hỗ trợ nhân dân chèn chống, dùng bao cát che chắn những ngôi nhà có nguy cơ bị sóng tấn công, gần 180 hộ dân (hơn 600 nhân khẩu) được hỗ trợ di dời đến nhà người thân ở sâu trong đất liền.
Cơn bão số 4 đã đi qua, những thiệt hại còn chưa thể thống kê hết, nhưng rõ ràng là đã được giảm thiểu đáng kể về người và tài sản chính là nhờ tinh thần chỉ đạo kịp thời của lãnh đạo từ TW đến địa phương; công tác dự báo đường đi, thời gian và khoanh vùng chịu ảnh hưởng bão nhanh chóng, mức độ chính xác cao; và quan trọng nhất là công tác tuyên truyền cũng như tinh thần chủ động, cảnh giác với thiên tai và đoàn kết trong nhân dân để vượt qua thiên tai. Hy vọng những thế mạnh trên sẽ tiếp tục được phát huy để hậu quả do thiên tai bão lũ không còn nặng nề nữa.
Tổng hợp
Chủ động, ứng phó kịp thời các tình huống về thiên tai, sự cố
(28-01-2015 02:16)Hội nghị chỉ đạo công tác phòng, chống hạn khu vực Trung bộ, Tây Nguyên và Đông Nam Bộ
(28-01-2015 02:08)Thông báo tuyển dụng 2015
(25-12-2014 12:29)HỘI NGHỊ TỔNG KẾT CÔNG TÁC NĂM 2014
(17-12-2014 02:31)Tổng hợp diễn biến, công tác chuẩn bị và ứng phó với bão số 4(Sinlaku)
(04-12-2014 03:49)Hành động để giúp đỡ và bảo vệ phụ nữ với các dịch vụ thời tiết , khí hậu và nước.
(28-11-2014 03:08)Chủ động phương án ứng phó với bão rất mạnh và siêu bão
(16-10-2014 03:45)Chủ động đề phòng dông sét ở Ninh Thuận
(16-10-2014 03:33)Khả năng tình trạng khô hạn và thiếu nước sẽ xuất hiện
(16-10-2014 03:27)Hưởng ứng Ngày quốc tế Phòng chống và giảm nhẹ thiên tai
(16-10-2014 03:10)
Nha Trang | 23-29°C | TP Vinh | 21-26°C |
Đà Nẵng | 23-26°C | TP Hồ Chí Minh | 23-28°C |
Hà Nội | 20-24°C | Cần Thơ | 24-31°C |
BẢN TIN DỰ BÁO THỜI TIẾT THỦY VĂN PHỤC VỤ QUY TRÌNH VẬN HÀNHLIÊN HỒ CHỨA TRÊ LƯU VỰC SÔNG BA (từ 19h/10/11 đến 19h/11/11/2024)
Mực nước hạ lưu sông Ba dao động theo điều tiết của hồ chứa và thủy triều....
Phổ cập bộ nhận diện Ngày Chuyển đổi số
quốc gia năm 2024Phổ cập bộ nhận diện Ngày Chuyển đổi số quốc gia năm 2024...
HIỆN TƯỢNG EL NINO LÀM TRẦM TRỌNG THỜI TIẾT KHÔ NÓNG TẠI NINH THUẬN
Ninh Thuận là một tỉnh có đặc thù là nắng nóng, khô hạn nhất cả nước. Trong năm có hai mùa rõ rệt, với mùa khô kéo dài từ tháng 01 đến tháng 8 và mùa mưa từ tháng 9 đến tháng 12....
Bảo vệ nguồn nước – Hướng tới một tương lai ngày càng tốt đẹp
Nước là nguồn tài nguyên vô cùng quan trọng và cần thiết đối với đời sống của con người cũng như các sinh vật khác trên Trái Đất. Nguồn nước có vai trò quyết định đến các hoạt động sản xuất và sinh...
BẢO VỆ NGUỒN NƯỚC LÀ BẢO VỆ CHÍNH CUỘC SỐNG CHÚNG TA
Nguồn nước, một trong những tài nguyên quý báu nhất của hành tinh, đóng vai trò không thể phủ nhận trong sự sống của mỗi chúng ta và của toàn bộ hệ sinh thái...
ÁP DỤNG CÔNG NGHỆ DỰ BÁO TÁC ĐỘNG TRONG CÔNG TÁC PHÒNG, CHỐNG THIÊN TAI VÀ ỨNG PHÓ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TRÊN KHU VỰC NAM TRUNG BỘ
Dự báo tác động là dự báo dựa trên các tác động có khả năng xảy ra của thời tiết, các thiên tai Khí tượng Thủy văn (KTTV) cho dân sinh, kinh tế và xã hội đối với một lĩnh vực cụ thể và ở một khu vực...
THAY ĐỔI LỐI SỐNG SINH HOẠT CHUNG TAY GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
Biến đổi khí hậu là cụm từ không quá xa lạ với tất cả mọi người, là một vấn đề toàn cầu,...
THÔNG TIN KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN TRONG BẢO VỆ CUỘC SỐNG NGƯỜI DÂN
Hiện nay, Biến đổi khí hậu đang trở nên ngày một rõ ràng và nguy hiểm hơn ở khắp mọi nơi trên thế giới....
CHỦ ĐỀ NGÀY KHÍ TƯỢNG THẾ GIỚI NĂM 2024
“Khí tượng thủy văn tiên phong ứng phó biến đổi khí hậu”...
CHỦ ĐỀ NGÀY KHÍ TƯỢNG THẾ GIỚI NĂM 2024
“Khí tượng thủy văn tiên phong ứng phó biến đổi khí hậu”Tổ chức Khí tượng thế giới (World Meteorological Organization - WMO) đã công bố chủ đề ngày Khí tượng thế giới năm 2024 là “At the frontline of climate action”...