Vệ tinh đo lượng mưa trên toàn cầu GPM sẽ được phóng vào cuối tháng 2
Đăng 03-02-2014 12:46 bởi Admin tại mục Tin khoa học (cập nhật lúc 03-02-2014 12:47)
Vào cuối tháng 2, một vệ tinh mới được thiết kế để thực hiện công tác đo đạt chi tiết theo thời gian thực về lượng mưa và tuyết rơi trên toàn cầu đồng thời bản đồ hóa các cơn bão sẽ được phóng lên quỹ đạo. Global Precipitation Measurement Core Observatory - gọi tắt GPM là vệ tinh giám sát lượng mưa trên toàn cầu được phát triển kể từ năm 2005 theo một dự án hợp tác giữa cơ quan vũ trụ Mỹ (NASA) và cơ quan vũ trụ Nhật Bản (JAXA). GPM sẽ được đưa lên quỹ đạo nhờ phương tiện phóng H-IIA do Nhật chế tạo từ sân bay vũ trụ Tanegashima thuộc đảo Tanegashima, Nhật Bản vào ngày 27 tháng 2 tới.
Được thiết kế để hoạt động phối hợp với mạng lưới vệ tinh sẵn có, GPM sẽ bay trên quỹ đạo cách Trái Đất 407 km, chếch một góc 65 độ so với đường xích đạo nhằm cung cấp các thông tin theo dõi theo thời gian thực về lượng mưa và tuyết mỗi 3 giờ tại mọi địa điểm trên Trái Đất. Khả năng khảo sát trên một khu vực rộng hơn rất nhiều so với các thiết bị khảo sát dưới mặt đất sẽ mang lại một bức tranh toàn cảnh về tình hình mưa/tuyết trên toàn cầu. Ngoài ra, GPM cũng có thể khảo sát lượng mưa tại các khu vực xa xôi hẻo lánh hoặc có độ cao lớn so với mặt nước biển.
Sứ mạng của GPM được kế thừa từ sứ mạng Tropical Rainfall Measuring Mission (TRMM) được khởi động vào năm 1997 và đây cũng là vệ tinh đầu tiên thực hiện công tác đo đạt lượng mưa tại vùng nhiệt đới vào nhiều thời điểm trong một ngày. Kể từ khi bắt đầu sứ mạng, hệ thống quan sát TRMM đã chứng minh sự cải tiến đáng kể so với các kỹ thuật trước đây khi quan sát các sự kiện thời tiết khắc nghiệt như những cơn bão nhiệt đới đe dọa đến cuộc sống của con người.
Container chứ vệ tinh GPM đang được dỡ xuống từ máy bay vận tải quân sự C-5 để chuyển đến Nhật Bản.
GPM sẽ sử dụng phương pháp thăm dò tương tự người tiền nhiệm, được xây dựng dựa trên công nghệ trước. Vệ tinh được trang bị một máy đo bức xạ sóng cực ngắn để đo lượng và cường độ của mưa và tuyết. Thêm vào đó, GPM cũng mang theo một radar băng tần kép với khả năng thăm dò bên trong một hệ thống mây và gởi về dữ liệu chi tiết của mỗi lớp mây.
Ngoài ra, GPM còn được trang bị hệ thống cảm biến tối tân cho phép phát hiện tuyết rơi và mưa nhẹ. Đây là một bước tiến quan trọng trong hoạt động quan sát mưa. Việc không có khả năng phát hiện các dạng mưa nhất định như mưa tuyết thể hiện một khuyết điểm trong các nổ lực trước đây nhằm tạo ra một hệ thống quan sát khí tượng toàn cầu thực sự. Các dạng mưa này thường xuất hiện nhiều hơn tại các vĩ độ cao.
Sứ mạng GPM có nhiều ứng dụng trên thực tế liên quan đến việc quan sát tác động của nhiều cấp độ mưa khác nhau lên môi trường. GPM sẽ là một công cụ tuyệt vời để định mức vòng tuần hoàn nước trên toàn cầu - yếu tố ảnh hưởng không nhỏ đến sản lượng nông nghiệp tại nhiều nơi trên thế giới. Ngoài ra, GPM cũng có thể cung cấp các cảnh báo chính xác hơn về thiên tai như lũ lụt và bão hình thành từ áp thấp nhiệt đới. Qua đó, bằng việc dự đoán đường đi của bão, người dân sẽ có thêm thời gian để sơ tán và giảm thiểu thiệt hại về người.
Hiện tại, GPM đã hoàn tất các khâu thử nghiệm và sẵn sàng rời bệ phóng. Vệ tinh sẽ bắt đầu hoạt động bình thường sau khoảng 60 ngày sau khi phóng. Dữ liệu từ vệ tinh sẽ được xử lý và cập nhật trên Internet.
Triển lãm Quốc tế Công nghệ Khí tượng
(16-05-2014 02:44)"Hãy hành động để ngăn nước biển dâng"
(09-05-2014 02:00)Năm 2014 El Nino có cường độ mạnh nhất trong các thập kỷ
(08-05-2014 01:48)Một số giải pháp giảm thiểu tác nhân gây biến đổi khí hậu từ sản xuất công nghiệp
(08-05-2014 11:30)Vệ tinh đo lượng mưa trên toàn cầu GPM sẽ được phóng vào cuối tháng 2
(03-02-2014 12:46)Không được chủ quan với thời tiết nguy hiểm
(08-01-2014 07:22)Bình Thuận năm 2013 - nơi chịu sự tác động mạnh mẽ của Biến đổi khí hậu.
(25-12-2013 04:14)Vấn đề truyền thông báo chí về Khí tượng Thủy văn trong bối cảnh biến đổi khí hậu
(21-11-2013 01:54)Nghiên cứu, bổ sung đặc điểm khí hậu thủy văn tỉnh Phú Yên và xây dựng bản đồ Nguy cơ ngập lụt lưu vực sông Kỳ Lộ đoạn từ Phú Mỡ đến hạ lưu
(11-11-2013 03:24)Tổng kết tình hình khí hậu thủy văn mùa khô năm 2013 khu vực Nam Trung Bộ
(04-10-2013 11:25)
Nha Trang | 23-29°C | TP Vinh | 21-26°C |
Đà Nẵng | 23-26°C | TP Hồ Chí Minh | 23-28°C |
Hà Nội | 20-24°C | Cần Thơ | 24-31°C |
BẢN TIN DỰ BÁO THỜI TIẾT THỦY VĂN PHỤC VỤ QUY TRÌNH VẬN HÀNHLIÊN HỒ CHỨA TRÊ LƯU VỰC SÔNG BA (từ 19h/10/11 đến 19h/11/11/2024)
Mực nước hạ lưu sông Ba dao động theo điều tiết của hồ chứa và thủy triều....
Phổ cập bộ nhận diện Ngày Chuyển đổi số
quốc gia năm 2024Phổ cập bộ nhận diện Ngày Chuyển đổi số quốc gia năm 2024...
HIỆN TƯỢNG EL NINO LÀM TRẦM TRỌNG THỜI TIẾT KHÔ NÓNG TẠI NINH THUẬN
Ninh Thuận là một tỉnh có đặc thù là nắng nóng, khô hạn nhất cả nước. Trong năm có hai mùa rõ rệt, với mùa khô kéo dài từ tháng 01 đến tháng 8 và mùa mưa từ tháng 9 đến tháng 12....
Bảo vệ nguồn nước – Hướng tới một tương lai ngày càng tốt đẹp
Nước là nguồn tài nguyên vô cùng quan trọng và cần thiết đối với đời sống của con người cũng như các sinh vật khác trên Trái Đất. Nguồn nước có vai trò quyết định đến các hoạt động sản xuất và sinh...
BẢO VỆ NGUỒN NƯỚC LÀ BẢO VỆ CHÍNH CUỘC SỐNG CHÚNG TA
Nguồn nước, một trong những tài nguyên quý báu nhất của hành tinh, đóng vai trò không thể phủ nhận trong sự sống của mỗi chúng ta và của toàn bộ hệ sinh thái...
ÁP DỤNG CÔNG NGHỆ DỰ BÁO TÁC ĐỘNG TRONG CÔNG TÁC PHÒNG, CHỐNG THIÊN TAI VÀ ỨNG PHÓ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TRÊN KHU VỰC NAM TRUNG BỘ
Dự báo tác động là dự báo dựa trên các tác động có khả năng xảy ra của thời tiết, các thiên tai Khí tượng Thủy văn (KTTV) cho dân sinh, kinh tế và xã hội đối với một lĩnh vực cụ thể và ở một khu vực...
THAY ĐỔI LỐI SỐNG SINH HOẠT CHUNG TAY GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
Biến đổi khí hậu là cụm từ không quá xa lạ với tất cả mọi người, là một vấn đề toàn cầu,...
THÔNG TIN KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN TRONG BẢO VỆ CUỘC SỐNG NGƯỜI DÂN
Hiện nay, Biến đổi khí hậu đang trở nên ngày một rõ ràng và nguy hiểm hơn ở khắp mọi nơi trên thế giới....
CHỦ ĐỀ NGÀY KHÍ TƯỢNG THẾ GIỚI NĂM 2024
“Khí tượng thủy văn tiên phong ứng phó biến đổi khí hậu”...
CHỦ ĐỀ NGÀY KHÍ TƯỢNG THẾ GIỚI NĂM 2024
“Khí tượng thủy văn tiên phong ứng phó biến đổi khí hậu”Tổ chức Khí tượng thế giới (World Meteorological Organization - WMO) đã công bố chủ đề ngày Khí tượng thế giới năm 2024 là “At the frontline of climate action”...