Nghiên cứu, bổ sung đặc điểm khí hậu thủy văn tỉnh Phú Yên và xây dựng bản đồ Nguy cơ ngập lụt lưu vực sông Kỳ Lộ đoạn từ Phú Mỡ đến hạ lưu

Đăng 11-11-2013 15:24 bởi Admin tại mục Tin khoa học (cập nhật lúc 21-11-2013 13:55)

Đề tài được thực hiện trên địa bàn toàn tỉnh Phú Yên, thuộc duyên hải vùng Nam Trung Bộ, miền khí hậu nhiệt đới gió mùa. Trong năm có hai đới gió chính đông bắc và tây nam, nhiệt độ tương đối cao, lượng mưa nhiều (lớn hơn lượng mưa trung bình cả nước). Hoạt động của bão, áp thấp thường xảy ra từ tháng 9 đến tháng 12. Lũ tiểu mãn xảy ra trong khoảng từ tháng 5 đến tháng 7 và lũ chính xảy ra tháng 9 đến tháng 12, tạo dòng chảy lớn các trên sông. Đây là một tỉnh có khí hậu vô cùng khắc nghiệt, nắng, gió, khô hạn, bão lũ liên tục xảy ra. Cũng là mối đe dọa lớn đến tính mạng con người và mỗi năm đã thiệt hại hàng chục tỷ đồng về tài sản đối với vùng đất nơi đây.

Với mục tiêu giảm thiểu thiệt hại do thiên tai gây ra, đề tài đã tìm ra được khá nhiều yếu tố thay đổi trong khí hậu thời tiết cũng như tình hình thủy văn trên địa bàn tỉnh. Ngoài ra còn trực tiếp xây dựng bản đồ nguy cơ ngập lụt lưu vực sông Kỳ Lộ đoạn từ Phú Mỡ đến hạ lưu để chỉ ra trên bản đồ cụ thể hóa từng vùng ngập lụt với từng mức ngập để từ đó đưa ra các phương án di dời dân theo những hướng đã được lên kế hoạch trước. Không còn bị động mỗi khi có lũ, lụt xảy ra, ta hoàn toàn chủ động trong các tình huống, sẵn sàng ứng phó khi có lũ lớn trên đoạn lưu vực sông mà đề tài đã nghiên cứu.
Hiện nay tình hình biến đổi khí hậu đang diễn ra hết sức phức tạp, tạo điều kiện phát sinh nhiều yếu tố có hại, gây cản trở lớn đến cuộc sống sinh hoạt, sản xuất của người dân.
Theo kết quả nghiên cứu của đề tài thì các yếu tố khí hậu như gió, áp suất, nhiệt độ, độ ẩm không khí, lượng mưa, bão- Áp thấp nhiệt đới đang biến đổi không ngừng theo thời gian và không gian, không còn tuân theo qui luật tự nhiên nhiều năm như trước đây nữa, nó biến đổi một cách mạnh mẽ, kéo theo nhiều yếu tố dị thường khác xảy ra đối với tình hình khí hậu thời tiết của chúng ta. Đề tài đã đưa ra được đặc điểm của từng yếu tố khí hậu tỉnh Phú Yên.
Với dữ liệu từ năm 1977- 2011, qua thống kê, phân tích, đánh giá có thể khái quát một số đặc điểm chính của Khí hậu thủy văn tỉnh Phú Yên như sau:
 Gió: Phú Yên chủ yếu là gió mùa và gió tín phong, hướng thịnh hành từ Bắc, Đông bắc, Đông và Tây. Tốc độ gió trung bình vùng ven biển 2.2m/s, vùng núi 1.7m/s. Tốc độ gió mạnh nhất đo được tại Thuy Hòa 40m/s, Sơn Hòa 25m/s. Vùng sát biển có hiện tượng “gió đất, gió biển” góp phần điều hòa một phần khí hậu ở đồng bằng.
 Nhiệt độ:nhiệt độ trung bình năm khu vực đồng bằng ở vào khoảng 26.60C, miền núi là 26.00C. Tháng lạnh nhất là tháng I nhiệt độ trung bình 19- 210C, tháng nóng nhất thường vào tháng V nhiệt độ trung bình 33.9- 35.60C. Chênh lệch nhiệt độ trung bình giữa tháng nóng nhất và tháng lạnh nhất từ 8- 110C. Nhiệt độ tối cao tuyệt đối 40- 420C, tối thấp tuyệt đối từ 11- 150C.
Nhiệt độ tối cao trên 350C ở Phú Yên xảy ra đáng kể, trung bình hàng năm có từ 60- 90 ngày, gây nên hiện tượng nắng nóng cho khu vực. Nhiệt độ tối thấp tuyệt đối vùng đồng bằng ven biển từ 15- 160C, vùng núi từ 11- 130C. Hiệu số giữa lượng bức xạ thu vào và bức xạ tỏa ra hàng năm ở Phú Yên vào khoảng 90- 92Kcal/cm2. Cán cân bức xạ trung bình hàng tháng ở Phú Yên vào khoảng 7,7Kcal/cm2, thấp nhất vào tháng XII là 2,9Kcal/cm2,cao nhất vào tháng IV là 12,4Kcal/cm2.
 Nắng: tổng số giờ nắng năm tại Phú Yên đạt từ 2222- 2466 giờ. Tháng IV- V trung bình nắng từ 254- 270 giờ. Đây là điều kiện thuận lợi cho quang hợp của thực vật và là nguồn năng lượng tự nhiên dồi dào cần được khai thác. Số giờ nắng qua các thập kỷ có xu hướng giảm dần. 
 Độ ẩm: độ ẩm không khí trung bình ở Phú Yên vào khoảng 80- 82%, không thay đổi so với các thập trước. Từ tháng IX năm trước đến tháng III năm sau độ ẩm ở vào khoảng 81- 89%, từ tháng IV đến tháng VIII vào khoảng 72- 80%. Độ ẩm thấp nhất đo được 22%.
 Gió tây khô nóng: trung bình hàng năm, vùng ven biển có khoảng 44 ngày thường xuất hiện từ tháng V- VIII, chiếm tới 85,9% tổng số ngày khô nóng trong năm; vùng núi có khoảng 77 ngàyxuất hiện chủ yếu ở các tháng IV- VII chiếm 72,9% tổng số ngày khô nóng trong năm. Số ngày xuất hiện gió tây khô nóng mạnh (nhiệt độ ³ 37oC, độ ẩm thấp nhất tuyệt đối £ 45%) ở Phú Yên chiếm 10- 20% tổng số ngày có gió tây khô nóng. Gió tây khô nóng ảnh hưởng rất nhiều đến đời sống và sản xuất, có thể gây hại đến cây trồng và sức khỏe con người.
 Mưa:lượng mưa năm trung bình toàn tỉnh từ năm 1977- 2011 là 1980 mm. Năm 2010, là năm có lượng mưa lớn nhất tại Hòa Đồng đo được 3805 mm, Tuy Hòa 3359 mm, Phú Lâm 3301 mm. Năm có lượng mưa nhỏ nhất là năm 1981 (474 mm). Lượng mưa có chiều hướng tăng dần vào những năm sau này, đặc biệt trận lũ năm 2009 lượng mưa đo được vùng núi Bình Định- Phú Yên trong hai ngày là 815 mm. 
 Dòng chảy sông ngòi:độ sâu dòng chảy bình quân cả tỉnh là 1178mm, tăng hơn thời kỳ trước (190mm), hệ số dòng chảy 0.60. Dòng chảy mùa lũ chiếm 70- 75% tổng lượng dòng chảy năm, còn mùa cạn chiếm 25- 30% dòng chảy năm.
Tổng lượng nước mưa trên các lưu vực sông là 27.5km3, tổng lượng nước đi qua mặt cắt các cửa sông chính là 12.700km3, trung bình đầu người dân Phú Yên là 14.680m3/người/năm, vào loại cao của thế giới.
Dòng chảy lớn nhất ở sông Ba tại Củng Sơn là 20.600m3/s (năm 1993), sông Kỳ Lộ tại Hà Bằng 22.100m3/s (năm 2009) , sông Hinh 3.550m3/s và sông Bàn Thạch 2.800m3/s (năm 2010). Dòng chảy lớn nhất trừ năm 1993, năm 2009 là dòng chảy lịch sử trên sông Ba và sông Kỳ Lộ.
Dòng chảy kiệt đo được ở Củng Sơn 1.41m3/s (V-2010), Hà Bằng 0.899m3/s (VII-1998), bàn Thạch 0.988m3/s (V-2006).
 Các hiện tượng Khí tượng thủy văn có nhiều thay đổi, lượng mưa năm tăng nhiều hơn những năm trước đây, mùa cạn dòng chảy ít nước hơn, độ mặn trong sông lớn nhất có chiều hướng tăng. Mùa mưa dòng chảy lũ xu hướng ngày càng tăng, bão, áp thấp nhiều và mạnh hơn. Chất lượng nước trên các sông có biểu hiện ô nhiễm.
 Tóm lại, tài nguyên khí hậu thủy văn tỉnh Phú Yên khá đa dạng các chế độ mưa, chế độ nhiệt, chế độ bức xạ, chế độ ẩm, dòng chảy trên sông nhìn chung tương đối thuận lợi cho các ngành công nghiệp, nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp… Tuy nhiên do sự phân bố không đồng đều theo không gian và thời gian của các yếu tố Khí hậu thủy văn cho nên cần có cơ chế quản lý phù hợp về tận dụng tài nguyên khí hậu (nắng, gió, bức xạ….). Trong lâu dài có biện pháp tích trữ dòng chảy thất thoát ra biển từ đó tạo nền tảng vững chắc cho địa phương phát triển kinh tế- xã hội
 
Từ những kết quả đó đã định hình ra được những việc cấp thiết cần bổ sung như:
Lập thêm một số trạm quan trắc tại những điểm xung yếu, trên các lưu vực chưa có trạm quan trắc để nghiên cứu động thái nước mặt, nước dưới đất, nước các đầm vịnh, quan trắc chất lượng nước trong thời gian tới để đảm bảo công tác quản lý tình hình tài nguyên nước trong tỉnh;
Đề ra các giải pháp về giáo dục truyền thông, giải pháp về chính sách, giải pháp về công nghệ, có chính sách ưu tiên cho những nội dung cần thiết trong việc cải tạo nguồn tài nguyên nước địa phương.
Khuyến khích trồng rừng, chuyển dòng chảy mặt trên những đồi núi trọc thành dòng chảy ngầm an toàn cho những dòng sông
Xử dụng công nghệ dùng nước tiết kiệm trong nông nghiệp vừa giảm lượng nước dư thừa vừa bảo đảm nguồn nước ngầm ô nhiễm hóa chất từ thuốc bảo vệ thực vật.
Xây dựng thêm hồ chứa nước các đập ngăn có dung tích lớn ở các vị trí sông nhánh để trữ nguồn nước thất thoát ra biển.      

Chủ nhiệm đề tài: Trần Công Danh

Đã xem 17922 lần BackPrintTop
Thời tiết trong nước
Nha Trangi23-29°C TP Vinhi21-26°C
Đà Nẵngi23-26°C TP Hồ Chí Minhi23-28°C
Hà Nộii20-24°C Cần Thơi24-31°C
Thời tiết quốc tế
Ảnh Ra đa
anh rada
Ảnh vệ tinh
anh ve tinh
Mô hình DB
mo hinh du bao
Hỗ trợ trực tuyến

 lien he 01 
Phòng Thông tin và Dữ liệu. Điện thoại: 058.3829639
Mobile: 0935560234
Bài viết mới
Hình ảnh
  • khi tuong thuy vanảnh 2
  • khi tuong thuy vanHội nghị Công đoàn bộ phận KTTV Khánh Hòa giữa nhiệm kỳ 2012-2017
  • khi tuong thuy van...
  • khi tuong thuy van...
  • khi tuong thuy van...
  • khi tuong thuy van...