ỨNG DỤNG SẢN PHẨM CỦA JMA – SWFDP
CHO CÔNG TÁC CẢNH BÁO MƯA DÔNG, MƯA LỚN KHẢ NĂNG

Đăng 09-09-2015 08:25 bởi Admin tại mục Tin khoa học (cập nhật lúc 09-09-2015 08:47)

Hinh-anh

 Vào năm 2011, các đồng nghiệp đến từ Hiệp hội Thời tiết Nhật Bản (JWA), công tác trong Dự án Thám sát Khí tượng Cao không, phục vụ khảo sát xây dựng Nhà máy điện hạt nhân 2 tại Ninh Thuận, giới thiệu về Sản phẩm của Dự án Dự báo Thời tiết khắc nghiệt của WMO khu vực do JMA thực hiện (JMA – SWFDP). Sau thời gian nghiên cứu và phát triển ứng dụng Sản phẩm này phục vụ cho công tác Cảnh báo mưa dông, mưa lớn khả năng; chúng tôi xin mạn phép được trình bày và giới thiệu lại để các đồng nghiệp cùng tham khảo.

1. Địa chỉ truy cập vào website
- Bằng từ khóa qua Google search: JMA SWFDP; hoặc
- http://www.wis-jma.go.jp/swfdp/ra2_swfdp_sea.html; hoặc
- http://www2.tmd.go.th/program/frames/nwp.html; hoặc
- http://www.swfdp-sea.com.vn/.

2. Nghiên cứu ứng dụng Sản phẩm ảnh mây vệ tinh

  

Hình 1. Giao diện của website                         Hình 2. Cơn bão số 5 năm 2013


2.1. Sản phẩm ảnh mây được cải tiến từng bước

- Từ tháng 3 năm 2011, sản phẩm ảnh mây vệ tinh (MISAT - 2) được cung cấp 1 giờ 1 lần và 1 lần vào 30 phút sau giờ tròn; Khu vực từ 30°N đến 00° và từ 90°E đến 120°E.
- Từ tháng 3 năm 2012, sản phẩm ảnh mây vệ tinh (MISAT - 2) được cung cấp 1 giờ 1 lần và 1 lần vào 15 phút sau giờ tròn; Khu vực từ 30°N đến 00° và từ 90°E đến 120°E.
- Từ tháng 8 năm 2014, sản phẩm ảnh mây vệ tinh (MISAT - 2) được cung cấp 1 giờ 1 lần và 1 lần vào 15 phút sau giờ tròn; Khu vực từ 30°N đến 15°S và từ 90°E đến 165°E.
- Từ ngày 3 tháng 7 năm 2015, sản phẩm ảnh mây vệ tinh (Himawari - 8) được cung cấp liên tiếp 10 phút một lần; Khu vực từ 30°N đến 15°S và từ 90°E đến 165°E.


2.2. Sản phẩm ảnh mây được hiển thị bằng màu sắc

Khu vực tiềm năng lượng mưa được tô màu, như minh hoạ trong Hình 2. Dựa trên vệ tinh quan sát trên làn sóng dài hồng ngoại kênh (10,8μm) và màu xám bóng được sử dụng để hiển thị nhiệt theo độ sáng. Màu sắc nhẹ hơn đại diện cho nhiệt độ thấp hơn và tối hơn màu sắc hiển thị nhiệt độ cao hơn. Các đám mây mà có khả năng gây mưa được hiển thị trong màu đỏ tươi. 

2.3. So sánh kiểm tra lượng mưa tiềm năng của Sản phẩm

 

Hình 3. Sản phẩm ảnh mây vệ tinh của JMA-SWFDP

 

Hình 4. Sản phẩm đo mưa vệ tinh của GSMAP-JAXA

   

Hình 5. Sản phẩm đo mưa tự động của Trung tâm KTTV Quốc gia


3. Kết luận và đề xuất
Sau thời gian 05 năm nghiên cứu ứng dụng thử nghiệm Sản phẩm ảnh mây vệ tinh của Dự án Dự báo Thời tiết khắc nghiệt của WMO khu vực do JMA thực hiện, để phục vụ cho công tác cảnh báo mưa dông và mưa lớn khả năng. Chúng tôi nhận thấy Sản phẩm này cho kết quả rất tốt đối với trường hợp phát hiện những ổ mây dông nhiệt từ khi mới hình thành. Trong 08 tháng đầu năm 2015, tại Ninh Thuận đã phát hiện sớm và cảnh báo kịp thời hầu hết các trường hợp đám mây đối lưu phát triển mạnh gây ra hiện tượng thời tiết nguy hiểm như: 05 trận lốc xoáy, 01 trận mưa đá, 02 trận mưa lớn… Bên cạnh đó, tại Trang thông tin này chúng ta còn có thể khai thác được rất nhiều những sản phẩm khác, phục vụ tốt cho công tác dự báo KTTV. 

  

Hình 6: Minh họa cơn mưa dông chiều ngày 06/9/2015 tại Ninh Thuận

 

Đặng Thanh Bình - Nguyễn Huy Cường
Đài KTTV Ninh Thuận

Đã xem 18130 lần BackPrintTop
Thời tiết trong nước
Nha Trangi23-29°C TP Vinhi21-26°C
Đà Nẵngi23-26°C TP Hồ Chí Minhi23-28°C
Hà Nộii20-24°C Cần Thơi24-31°C
Thời tiết quốc tế
Ảnh Ra đa
anh rada
Ảnh vệ tinh
anh ve tinh
Mô hình DB
mo hinh du bao
Hỗ trợ trực tuyến

 lien he 01 
Phòng Thông tin và Dữ liệu. Điện thoại: 058.3829639
Mobile: 0935560234
Bài viết mới
Hình ảnh
  • khi tuong thuy vanGiao hữu cầu lông
  • khi tuong thuy van...
  • khi tuong thuy van...
  • khi tuong thuy vanĐoàn tư vấn Phần Lan 1
  • khi tuong thuy van...
  • khi tuong thuy van...