Dông ở khu vực Nam Trung Bộ

Đăng 09-05-2013 09:16 bởi tại mục Tin khoa học (cập nhật lúc 11-07-2013 15:51)

Hinh-anh

             Dông nói chung là hiện tượng xảy ra chủ yếu trong mùa hạ, liên quan với sự phát triển mạnh mẽ của đối lưu nhiệt và các nhiễu động khí quyển. Dông được đặc trưng bởi sự xuất hiện những khối mây khổng lồ (mây dông hay mây vũ tích Cb), tích lũy một trữ lượng nước và tạo ra những hiệu điện thế cực mạnh tới hàng chục nghìn vôn. Cho nên, dông bao gồm sự phóng điện giữa các đám mây (chớp) hay sự phóng điện giữa các đám mây với mặt đất (sét) và có thể kèm theo mưa rào hoặc không, đôi khi xuất hiện cả mưa đá và gió mạnh trên 10m/s, thậm chí trên 20m/s. Qua tài liệu quan trắc cho thấy nơi nào có nhiệt độ, độ ẩm càng lớn và sự chênh lệch nhiệt độ không khí giữa tầng thấp và tầng cao của khí quyển càng lớn thì dễ có điều kiện hình thành mây dông. Ngoài tiềm năng nhiệt ẩm, điều kiện hội tụ gió và địa hình cũng là những nhân tố quan trọng đóng vai trò xúc tác không thể thiếu trong cơ chế hình thành mây dông.

          Trong cơn dông, đôi khi hình thành lốc kèm theo mưa với sức gió mạnh có thể làm đổ nhà cửa, cây cối, các công trình xây dựng....Mưa dông thường không kéo dài, nhưng với những trận mưa cường độ mạnh sẽ gây xói hoặc bào mòn lớp đất màu trên sườn đồi, núi trọc hoặc ruộng bậc thang. Bên cạnh đó, trong cơn dông còn kèm theo sấm chớp, đặc biệt là sét - hiện tượng phóng điện từ các đám mây dông xuống mặt đất. Khi phóng điện, không khí bị nung nóng lên hàng vạn độ. Đây chính là điều kiện xúc tác cho phản ứng hóa học kết hợp giữa khí Nitơ và Oxy, dưới tác dụng của nước biến thành Nitơrat và Amoni là những phân bón tự nhiên rất tốt cho cây trồng.

            Hiện nay khoa học khí tượng đã có những máy móc, thiết bị hiện đại như Rađa thời tiết có thể theo dõi sự phát triển của các cơn dông, các xoáy, tố lốc... nhưng vì thời gian tồn tại của các hiện tượng khí tượng này quá ngắn, thông thường chỉ một giờ cho nên việc tổ chức phòng tránh loại thiên tai nay gặp rất nhiều khó khăn.

            Tại cùng một địa điểm, về mùa hạ dông xuất hiện nhiều hơn mùa đông. Ở vùng núi, thung lũng hút, đón gió xuất hiện nhiều dông hơn ở vùng ven biển.

            Mùa dông ở khu vực Nam Trung Bộ gắn liền với thời kỳ mùa gió mùa mùa hạ và bắt đầu thời kỳ gió mùa mùa đông, mạnh nhất vào gần thời kỳ bắt đầu gió mùa mùa hạ hoạt động mạnh và kết thúc gió mùa. Dông ở vùng núi hay thung lũng nhiều hơn vùng đồng bằng ven biển.

            Ở các tỉnh khu vực Nam Trung Bộ, tỉnh Bình Thuận chịu ảnh hưởng của gió mùa Tây Nam mạnh mẽ nhất, nên dông kèm theo lốc xoáy thường hay xảy ra ở vùng núi của tỉnh.

            Trong những năm gần đây dông và lốc xoáy làm thiệt hại không nhỏ đến người và tài sản của nhân dân đặc biệt là những người dân sống ở vùng núi. Điển hình như:

            - Tại Bình Định:

          Vào 15 h ngày 1/5/2013, mưa đá và lốc xoáy kéo dài gần một giờ đồng hồ đã bất ngờ xảy ra tại xã An Hòa, huyện miền núi An Lão (Bình Định), gây tốc mái 10 ngôi nhà, đổ sập một cổng trường và nhiều diện tích hoa màu bị thiệt hại.

            - Tại Phú Yên:

          Ở xã Ea Chà Rang huyện Sơn Hòa vào chiều tối ngày 29/5/2005 đã xảy ra mưa lớn kèm lốc xoáy mạnh làm 02 người bị thương nặng, 05 ngôi nhà bị sập hoàn toàn, 17 ngôi nhà khác bị hư hỏng từ 30 - 50% và ở xã An Mỹ huyện Tuy An vào đêm ngày 30/5/2005 đã xảy ra mưa dông kèm theo sấm sét, sét đánh cháy một chuồng bò và làm chết một con bò.

            - Tại Khánh Hòa:

           Vào chiều ngày 11/9/2006 tại xã Khánh Phú huyện Khánh Vĩnh đã xảy ra gió lốc mạnh làm 01 người bị thương, 99 ngôi nhà bị hư hại nặng, 10ha mía bị đổ rạp, 4ha điều và 4 ha cây ăn quả các loại bị gãy đổ, nhiều đoạn dây điện hạ thế của ngành điện và dây điện kéo về nhà dân bị đứt, điện thoại của UBND xã bị đứt dây mất liên lạc. Ước tổng thiệt hại khoảng 350 triệu đồng.

            - Tại Ninh Thuận

            Chiều ngày 6/4/2013, do mây dông đối lưu phát triển mạnh đã gây ra trận lốc xoáy tại địa bàn xã Phước Tiến, xã Phước Thắng - huyện Bác Ái - tỉnh Ninh Thuận. Lốc xoáy có gió giật mạnh đi kèm mưa lớn và có dông trong thời gian ngắn; lượng mưa đo được tại Tân Mỹ (25,0mm), tại Phước Đại (33,5mm), tại Ma Nới (27,0mm), tại Phước Hòa (50,0mm)... Lốc xoáy đã làm tốc mái 04 phòng học trường Trung học nội trú Bác Ái và tốc mái, nứt tường khoảng vài chục căn nhà; ước tính thiệt hại hàng trăm triệu đồng.

            - Tại Bình Thuận:

            + Ngày 23/5/2005 tại xã La Ngâu và Huy Khiêm huyện Tánh Linh đã xảy ra tình trạng lốc xoáy làm 05 ngôi nhà bị tốc mái và 02 bị chớm tốc mái.

            + Đêm ngày 16 sáng sớm ngày 17/9/2006 do lũ quét và lốc xoáy cục bộ xảy ra tại các xã Mê Pu, Sùng Nhơn huyện Đức Linh và xã Nghị Đức huyện Tánh Linh đã gây thiệt hại nặng nề về tài sản của nhân dân: 10 căn nhà bị tốc mái; 3.701 căn nhà bị ngập; 1.197ha lúa mới gieo bị ngập; 3.201 giếng nước sinh hoạt bị ngập; 12,8km giao thông bị ngập, hư hỏng; 6,4km đường giao thông bị xói lở, hư hỏng. Ước tính giá trị thiệt hại khoảng 5 tỷ đồng.

            + Tối ngày 22/5/2007 lốc kèm mưa lớn tại xã Tân Thuận huyện Hàm Thuận Nam làm tốc mái 03 trường học; 14 nhà bị tốc mái, làm thiệt hại xi măng và vật liệu xây dựng ở một trường học đang xây.

            + Chiều tối ngày 14/9/2007 ở xã Huy Khiêm huyện Tánh Linh mưa dông kèm theo sét làm 01 người chết.

KS Lại Thị Lương - Sưu tầm

 

Đã xem 2873 lần BackPrintTop
Thời tiết trong nước
Nha Trangi23-29°C TP Vinhi21-26°C
Đà Nẵngi23-26°C TP Hồ Chí Minhi23-28°C
Hà Nộii20-24°C Cần Thơi24-31°C
Thời tiết quốc tế
Ảnh Ra đa
anh rada
Ảnh vệ tinh
anh ve tinh
Mô hình DB
mo hinh du bao
Hỗ trợ trực tuyến

 lien he 01 
Phòng Thông tin và Dữ liệu. Điện thoại: 058.3829639
Mobile: 0935560234
Bài viết mới
Hình ảnh
  • khi tuong thuy vanHội nghị Công đoàn bộ phận KTTV Khánh Hòa giữa nhiệm kỳ 2012-2017
  • khi tuong thuy vanĐoàn tư vấn Phần Lan 7
  • khi tuong thuy van...
  • khi tuong thuy van...
  • khi tuong thuy van...
  • khi tuong thuy van...