Cảnh báo sớm và Hành động sớm. Thông tin Khí tượng Thuỷ văn và Khí hậu để giảm nhẹ rủi ro thiên tai

Đăng 22-03-2022 09:38 bởi Admin tại mục Tin ngành

 
Ngày Khí tượng thế giới 23 tháng 3 năm 2022 đươc Tổ chức Khí tượng thế giới (WMO) phát động với chủ đề “Early Warning and Early Action. Hydrometeorological and Climate Information for Disaster Risk Reduction” - “Cảnh báo sớm và Hành động sớm. Thông tin Khí tượng Thuỷ văn và Khí hậu để giảm nhẹ rủi ro thiên tai”. [2]
 
Trong bối cảnh biến đổi khí hậu tác động mạnh mẽ tới thời tiết, khí hậu và làm gia tăng các hiện tượng thời tiết cực đoan, với tần suất thường xuyên và mức độ ngày càng nghiêm trọng hơn ở nhiều nơi trên thế giới. Chúng ta đang phải đối mặt với nhiều hiểm họa như: những đợt nắng nóng, hạn hán và cháy rừng khắc nghiệt, mưa lớn cực đoan và lũ lụt, sự ấm lên của đại dương làm các cơn bão nhiệt đới mạnh hơn và mực nước biển dâng cao làm gia tăng các tác động.
Những năm gần đây, dự báo về thời tiết sẽ không còn là đủ, thay vào đó các dự báo dựa trên các tác động về những gì thời tiết sẽ gây ra là rất quan trọng để bảo vệ cuộc sống và sinh kế của người dân. Có nghĩa là thay vì dự báo các trị số khô khan của nhiệt độ, ẩm độ thì chúng ta sử dụng các ngưỡng nhiệt độ và những tác động khi các giá trị vượt ngưỡng.
Bảng chỉ số nhiệt cho thấy mối tương quan giữa nhiệt độ - độ ẩm và mức cảnh báo nguy hiểm với con người [4].
 
Đối với con người hoạt động tốt trong mức nhiệt từ 18 - 24 độ C. Khi không khí tăng lên mức 35 độ C và môi trường độ ẩm cao là mối nguy hiểm nghiêm trọng đối với sức khỏe con người. Khi nhiệt độ đạt mức 40 độ C thì nguy hiểm ập đến ngay cả khi độ ẩm ở mức thấp. Nhiệt độ lên đến 50 độ C thì mối nguy hiểm thực sự đáng sợ [3]. Trong đợt rét đậm, rét hại kéo dài suốt tháng 2/2022 ở miền Bắc và các tỉnh Bắc Trung Bộ của Việt Nam, song song với thông tin dự báo sớm về không khí lạnh bao gồm các yếu tố về thời gian, cường độ và phạm vi ảnh hưởng, truyền thông đã đưa thêm vào đó là những cảnh báo tác động xấu của các hiện tượng thời tiết cực đoan đi kèm như sương giá, mưa tuyết ảnh hưởng tới sức khỏe con người, gia súc, gia cầm, cây trồng hoa màu như thế nào. Chính điều này đã giúp người dân và chính quyền địa phương tiếp cận được thông tin chính xác tới từng khu vực, kịp thời có những biện pháp phòng tránh cho từng loại, giúp giảm thiểu thiệt hại ở mức thấp nhất.
 
Bảng nhiệt độ ngoài trời và tác động tới con người 
Bên cạnh công tác dự báo, cảnh báo thời tiết đòi hỏi sự chính xác, kịp thời thì cũng cần có sự phối hợp chặt chẽ hơn giữa các Cơ quan khí tượng thủy văn quốc gia, các Cơ quan quản lý thiên tai, đó là cơ sở để phòng chống và ứng phó tốt hơn với tình hình thiên tai ngày càng khó lường. Chuẩn bị sẵn sàng và có thể hành động đúng lúc, đúng chỗ, có thể cứu sống nhiều người và bảo vệ sinh kế của cộng đồng ở mọi nơi, cả trong hiện tại và tương lai. Đối với các thảm họa thiên tai mang tính chất quy mô rộng lớn như bão, mưa lớn diện rộng,… thì chúng ta càng thấy rõ tầm quan trọng của mối quan hệ này. Thủ tướng chính phủ đã có Quyết định 18 được ban hành năm 2021: “Dự báo, cảnh báo, truyền tin thiên tai và cấp độ rủ ro thiên tai”, ở đó các đơn vị trực thuộc Tổng cục khí tượng thủy văn đều phải có trách nhiệm thi hành, các bản tin dự báo, cảnh báo phải có tính thống nhất từ Trung ương đến địa phương, sau đó, từng Đài Khí tượng Thủy văn khu vực và Đài các tỉnh sẽ xem xét các yếu tố địa phương để đưa những dự báo cụ thể cho khu vực mình phụ trách. Dựa trên những dự báo mà các nhà chuyên môn đã đưa ra, các sở ban ngành các địa phương liên quan cùng phối hợp nhịp nhàng, kịp thời và khẩn trương ứng phó.
Bên cạnh nỗ lực truyền tải thông tin một cách nhanh nhất và chính xác nhất đến cơ quan có thẩm quyền thì khả năng nhận thức và kinh nghiệm phòng chống bão của người dân cũng là một trong những yếu tố rất quan trọng giúp giảm thiểu tác động của thiên tai. Đối với người dân miền Trung, nơi được coi là rốn lũ của cả nước, hằng năm ở đây phải gánh chịu những cơn bão có sức tàn phá khủng khiếp. Khi nghe truyền hình, phát thanh hay báo chí đưa tin bão sắp có khả năng ảnh hưởng tới khu vực thì việc đầu tiên họ sẽ làm đó là chằng chống nhà cửa, đồ đạc được kê cao hoặc di chuyển tới nơi an toàn, con người yếu thế như người già, phụ nữ và trẻ em sẽ được ưu tiên sơ tán, những điều này gần như đã nằm trong tiềm thức của từng con người nơi đây. Ngược lại với người dân miền Trung thì một số nơi vùng Nam Bộ lại chủ quan về các loại hình thiên tai, đặc biệt là bão, nơi mà quanh năm ít bị ảnh hưởng. Điển hình là cơn bão Linda (1997), khi đổ bộ vào đất liền tỉnh Cà Mau thì cường độ bão đạt 95km/h (cấp 8-9, tương đương cơn bão nhiệt đới), nhưng chính sự chủ quan và không có kinh nghiệm trong phòng chống thiên tai của bà con nơi đây, điều này đã gây ra thiệt hại vô cùng to lớn khiến hơn 3.111 người chết, hàng trăm nghìn ngôi nhà bị phá hủy, tổng thiệt hại vật chất là 385 triệu USD. Đây là một bài học đắt giá không chỉ cho bà con và chính quyền nơi đây về ứng phó với thiên tai mà còn là một bài học to lớn về công tác tuyên truyền và truyền tải thông tin của tới người dân.
 
Hình ảnh hàng trăm người từ khắp nơi chạy ra cầu của đồn biên phòng ở Sông Đốc để dõi mắt tìm người thân sau cơn bão Linda 1997 [1]
 

Qua đó, thông điệp Ngày khí tượng thế giới năm 2022 muốn nhấn mạnh về vai trò của công tác thông tin, dự báo tác động, đồng thời cần phải phối hợp, thiết lập mối quan hệ chặt chẽ hơn giữa các cơ quan khí tượng thủy văn Trung ương, cơ quan Quản lý thiên tai và chính quyền địa phương. 

Người viết: Đỗ Thị Huệ
Phòng Dự báo khí tượng thủy văn
 

 

 

Đã xem 1358 lần BackPrintTop
Thời tiết trong nước
Nha Trangi23-29°C TP Vinhi21-26°C
Đà Nẵngi23-26°C TP Hồ Chí Minhi23-28°C
Hà Nộii20-24°C Cần Thơi24-31°C
Thời tiết quốc tế
Ảnh Ra đa
anh rada
Ảnh vệ tinh
anh ve tinh
Mô hình DB
mo hinh du bao
Hỗ trợ trực tuyến

 lien he 01 
Phòng Thông tin và Dữ liệu. Điện thoại: 058.3829639
Mobile: 0935560234
Bài viết mới
Hình ảnh
  • khi tuong thuy van...
  • khi tuong thuy van...
  • khi tuong thuy van...
  • khi tuong thuy vanGiao hữu cầu lông
  • khi tuong thuy van.....
  • khi tuong thuy van...